Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Thương mại Việt Nam thực sự bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện từ sau Đại hội VI của Đảng (1986). Ba mươi năm đổi mới, thương mại đã đạt được những thành tựu rất quan trọng góp phần tạo nên sự biến đổi sâu sắc trên thị trường trong nước và quốc tế, bên cạnh đó cũng xuất hiện những vấn đề rất đáng quan tâm. Bài viết trình bày tổng quan một số vấn đề phát triển thương mại ở nước ta giai đoạn 1986 - 2016: khái quát tình hình và giải pháp. | MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THƯƠNG MẠI Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1986-2016 TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PGS.TS. Trần Văn Bão PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Hương TS. Đặng Thị Thúy Hồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ThS. Nguyễn Lương Nam Sở Công thương Hải Phòng Tóm tắt Thương mại Việt Nam thực sự bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện từ sau Đại hội VI của Đảng 1986 . Ba mươi năm đổi mới thương mại đã đạt được những thành tựu rất quan trọng góp phần tạo nên sự biến đổi sâu sắc trên thị trường trong nước và quốc tế bên cạnh đó cũng xuất hiện những vấn đề rất đáng quan tâm. Trong phạm vi bài này chúng tôi xin trình bày tổng quan một số vấn đề phát triển thương mại ở nước ta giai đoạn 1986 - 2016 khái quát tình hình và giải pháp. 1. Khái quát thực trạng thương mại Việt Nam thời mở cửa Phát triển thị trường và thương mại Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới có thể khái quát đánh giá theo các chỉ tiêu phát triển trên các mặt hoạt động cơ bản sau đây 1.1. Thị trường hàng hoá dịch vụ Thị trường hàng hóa dịch vụ được mở rộng và phát triển sôi động trên tất cả các thị trường truyền thống và thị trường mới đã góp phần quan trọng vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cải thiện đời sống và nâng cao mức hưởng thụ của các tầng lớp dân cư. Trong gần 30 năm đổi mới qui mô thị trường trong nước và ngoài nước đã tăng liên tục. Trước hết phải kể đến sự gia tăng nhanh chóng tổng mức lưu chuyển hàng hoá dịch vụ. Đây là chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đánh giá sự phát triển 147 thương mại dịch vụ của một quốc gia. Chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ngày càng tăng nếu như năm 1986 chỉ đạt 333 9 tỷ đồng thì đến năm 1996 đạt 145870 tỷ đồng và dự kiến đến năm 2016 lên tới 3.620 nghìn tỷ đồng gấp 10.841 5 lần năm 1986. Mức bán lẻ bình quân đầu người năm cũng tăng ở mức cao từ 5464 0 đồng năm 1986 lên 2 0 triệu đồng năm 1996 và dự tính đạt trên 39 2 triệu đồng năm 2016. Những năm gần đây thương mại trong nước vẫn giữ được mức phát triển lượng hàng hoá trên thị trường phong phú đáp ứng nhu cầu .