Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày giải pháp mới trong đó sử dụng mạng cảm biến laser để đánh giá kết quả bắn với yếu tố cự ly bắn với trường nhìn thực được đảm bảo. Ngoài ra, giải pháp mô phỏng giật không dây bằng phản lực lần đầu tiên được đề xuất. | Thông tin khoa học công nghệ Xây dựng giải pháp mô phỏng huấn luyện bắn súng ngắn K54 có tạo giật không dây và tự động đánh giá kết quả Bùi Minh Tuấn Trần Công Thìn Nguyễn Phú Giang Nguyễn Kiều Hưng Đỗ Doanh Điện Viện Điện tử Viện Khoa học và Công nghệ quân sự. Email tuanbui.mist@gmail.com. Nhận bài ngày 11 10 2021 Hoàn thiện ngày 20 12 2021 Chấp nhận đăng ngày 10 04 2022. DOI https doi.org 10.54939 1859-1043.j.mst.78.2022.170-174 TÓM TẮT Các hệ thống mô phỏng huấn luyện bắn súng hiện nay đã và đang được áp dụng rộng rãi tại các đơn vị trong quân đội. Tuy nhiên hầu hết các hệ thống hiện có đều sử dụng giải pháp mô phỏng trường bắn bằng phần mềm với khoảng cách trong phòng và mô phỏng giật dùng dây dẫn. Nhóm giải pháp trên có hạn chế là không bảo đảm trường nhìn thật tính linh hoạt và cơ động trong quá trình huấn luyện. Trong bài báo này nhóm tác giả trình bày giải pháp mới trong đó sử dụng mạng cảm biến laser để đánh giá kết quả bắn với yếu tố cự ly bắn với trường nhìn thực được đảm bảo. Ngoài ra giải pháp mô phỏng giật không dây bằng phản lực lần đầu tiên được đề xuất. Kết quả mô phỏng và độ tin cậy khi hoạt động của hệ thống cũng được trình bày trong bài báo này. Từ khóa Mô phỏng huấn luyện bắn Mạng cảm biến Súng ngắn K54. 1. MỞ ĐẦU Hiện nay trên thế giới có nhiều các mô hình huấn luyện bắn súng nói riêng và các phương tiện quân sự nói chung cho các quân đội trên thế giới như Meggit Mỹ 1 ECA Group Pháp và SABB Thụy Điển 2 . Trong đó mô hình huấn luyện bắn súng ngắn cho quân đội cũng như lực lượng hành pháp thường được bố trí trong phòng tập chuyên dụng có dựng bối cảnh 3D. Đối với các sản phẩm nghiên cứu trong nước nhóm tác giả của Học viện Kỹ thuật quân sự HVKTQS đã cho ra đời sản phẩm Trường bắn ảo như hình 1. Tuy nhiên các giải pháp nêu trên không phù hợp cho môi trường huấn luyện cần tính cơ động cao do hệ thống giật có dây dẫn khí nén. Ngoài ra giải pháp trên yêu cầu phòng tập chuyên dụng tiêu thụ điện năng lớn đồng thời trường nhìn bị thu hẹp và mục tiêu .