Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA RÚTXÔ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Jean Jacques Rouseau là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà biện chứng lỗi lạc của triết học Khai sáng Pháp. Các tư tưởng của ông đã trở thành khẩu hiệu và phương châm hoạt động của giai cấp Tư sản Pháp trong cách mạng. Rouseau sinh năm 1712, trong một gia đình thợ thủ công làm đồng hồ ở Geneva. | “Khế ước Xã hội” là tác phẩm phác họa trật tự chính trị hợp lý của ông. Xuất bản năm 1762, tác phẩm đã có nhiều ảnh hưởng tới triết học phương Tây. Rousseau cho rằng trạng thái tự nhiên bị tha hóa trở thành một tình trạng dã man không còn luật pháp hay đạo đức, nên loài người cần một thể chế để tồn tại, vì bên cạnh đó, sự cạnh tranh lẫn nhau loài người cũng phụ thuộc vào nhau. Theo Rousseau, bằng cách sát cánh bên nhau thông qua một khế ước xã hội và từ bỏ các quyền tự nhiên, cá nhân sẽ giải thoát cả hai áp lực nói trên, tức là vẫn tồn tại và vẫn tự do. Bởi vì khi đã trao quyền lực cho những người đại diện cho nguyện vọng và ý chí chung của quảng đại quần chúng, thì chính điều này đảm bảo cho cá nhân khỏi bị lệ thuộc vào ý chí của các cá nhân khác. Tuy nhiên, ở xã hội công dân do bối cảnh xuất hiện đầy rẫy những bất công, thì nhà nước cũng bị tha hóa bản chất của mình. Từ chỗ do nhân dân lập ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho mọi người, nhà nước trở thành công cụ đàn áp nhân dân. Giờ đây “khế ước xã hội” trở thành phương tiện hợp pháp hóa sở hữu tư nhân cũng như mọi bất công xã hội.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.