Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cuốn sách "Có 500 năm như thế" là một tác phẩm khảo cứu lịch sử đắt giá về vùng đất và con người Quảng Nam của tác giả Hồ Trung Tú. Đây là một công trình nghiên cứu tỉ mỉ về bản sắc văn hóa của người Quảng Nam và đất Quảng Nam trong mối tương quan chặt chẽ với văn hóa và con người Chăm Pa. Sách gồm có 2 phần, phần thứ nhất viết về những chuyến di dân từ Bắc miền Trung vào Quảng Nam và đến Phú Yên theo từng thời kỳ lịch sử quan trọng, qua đó tìm cách giải thích điều làm nên bản sắc người Quảng Nam. Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 của cuốn sách sau đây để biết thêm chi tiết. | CÓ 500 NĂM NHƯ THẾ - IN SUCH A 500 YEARS Bản sắc Quảng Nam và Đàng Trong từ góc nhìn phân kỳ lịch sử. Hồ Trung Tú Bản quyền tiếng Việt Hồ Trung Tú 2017. DẪN NHẬP Lịch sử Nam tiến của người Việt Nam trải dài suốt từ thời nhà Lý đến các vua Nguyễn các năm 1306 1471 thường được nhắc tới như chỉ là những cột mốc đánh dấu cái dòng chảy rất đều không ngừng nghỉ của các đoàn người Nam tiến. Thực ra nếu nhìn kỹ vào từng giai đoạn ta sẽ thấy cái dòng chảy ấy không đều như đã nghĩ. Nó có những lúc dữ dội để chiếm hữu lúc lắng lại để định hình lúc thì nếp ăn nếp ở ngôn ngữ phong tục thiên về Chàm lúc thì chuyển hẳn sang Việt. Ở đây chúng tôi xin đưa ra một cách phân kỳ để thử xác định ý nghĩa và dấu ấn của mỗi giai đoạn mà nó để lại trên mỗi tiến trình lịch sử qua đó có thể ít nhiều hiểu được và thử dựng lại những gì đã xảy ra trong suốt 500 năm 1306 đám cưới Huyền Trân đến 1802 khi Gia Long lên ngôi dài dằng dặc ấy. Ví dụ như giai đoạn lịch sử này quan hệ Việt - Chàm có điều gì đó rất lạ nó vừa thân thiết như người nhà lại vừa dữ dội như hai kẻ thù không đội trời chung Năm 1370 sau cuộc loạn Dương Nhật Lễ mẹ Nhật Lễ trốn sang Chiêm Thành bày tỏ tình hình suy yếu của nước Đại Việt và xui Chế Bồng Nga sang đánh Việt. Thế nhưng chỉ sau đó vài năm 1390 khi Chế Bồng Nga chết ngay trên chiến thuyền khi tiến đánh Đại Việt con Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan bị La Khải cướp ngôi đã sang Việt cầu cứu. Phong Chế Ma Nô Đà Nan làm Hiệu chính hầu. Đến 1407 khi nhà Minh bắt được Hồ Quý Ly Chiêm Thành cất quân thu lại đất cũ dân di cư Việt vào dưới thời Hồ sợ chạy tan cả 1 các tướng lĩnh Đại Việt như Hối Khanh Nguyễn Rỗ đều bỏ chạy cả chỉ một mình Ma Nô Đà Nan chống nhau với Chiêm Thành thế cô sức núng bị người Chiêm giết chết Trớ trêu thay đây lại là con của Chế Bồng Nga Làm sao để hiểu hiện tượng này Quan hệ Việt - Chàm giai đoạn này quả thật có điều gì đó rất lạ không giống như ta thường hình dung rạch ròi địch ta lâu nay Đó là tầng lớp chính trị tầng lớp mà ý thức dân tộc tự hào dân