Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết phân tích định hướng của Trung Quốc trong phát triển trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 nhằm khẳng định vị thế đứng đầu thế giới. Từ phân tích đó, bài báo đề xuất một số bài học gợi suy cho Việt Nam trong định hướng phát triển AI phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội và bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam. | JSTPM Tập 9 Số 2 2020 123 ĐỊNH HƯỚNG CỦA TRUNG QUỐC TRONG PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ĐẾN NĂM 2030 VÀ BÀI HỌC GỢI SUY CHO VIỆT NAM1 Bạch Tân Sinh2 Học viện Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Tóm tắt Chúng ta đang hướng tới thế giới thông minh và kết nối mà ở đó IoT là sự cảm nhận dữ liệu lớn là nguồn năng lượng mới và trí tuệ nhân tạo là bộ não để nhận diện tương lai của một thế giới mới. Bài báo phân tích định hướng của Trung Quốc trong phát triển trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 nhằm khẳng định vị thế đứng đầu thế giới. Từ phân tích đó bài báo đề xuất một số bài học gợi suy cho Việt Nam trong định hướng phát triển AI phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội và bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam. Từ khóa Trí tuệ nhân tạo Phát triển trí tuệ nhân tạo Nhân lực trí tuệ nhân tạo. Mã số 19080801 1. Định hướng phát triển trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc đến năm 2030 1.1. Trung Quốc khát vọng dẫn dắt thế giới về trí tuệ nhân tạo AI Vào tháng 7 2017 Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban hành Kế hoạch phát triển trí tuệ nhân tạo thế hệ mới AIDP 3 sau đây gọi tắt là Chiến lược AI của Trung Quốc . Văn bản này - cùng với Made in China 2025 4 được ban hành vào tháng 5 2015 - tạo thành nền tảng cho kế hoạch mang tính chiến lược phát triển AI của Trung Quốc. Cả hai văn bản cũng như vấn đề về AI đã nhận được nhiều sự chú ý từ các cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình. Vào tháng 10 2018 Chủ tịch Tập Cận Bình tại cuộc họp của Bộ Chính trị bàn về AI đã nhắc lại các kết luận chính của AIDP và Made in China 2025 đó là Trung Quốc cần dẫn đầu thế giới về công nghệ AI và giảm sự lệ thuộc của các công nghệ chính và thiết bị tiên tiến vào các quốc gia bên ngoài Allen G.C. 2019 . 1 Bài viết được thực hiện trong khuôn khổ Đề tài quot Xu hướng phát triển triển vọng ứng dụng và các khuyến nghị chính sách phát triển IoT ở Việt Nam cho giai đoạn đến năm 2025 quot do Học viện Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo chủ trì. 2 Liên hệ tác giả .