Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luật Thương mại là môn học nghiên cứu về pháp luật hợp đồng, pháp luật giải quyết tranh chấp trong kinh doanh – thương mại và pháp luật về phá sản. Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của học viên, sinh viên ngành luật cũng như những người nghiên cứu về lĩnh vực chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh - thương mại, ThS. Lê Thị Hải Ngọc cùng ThS. Cao Đình Lành, ThS. Nguyễn Thanh Tùng, ThS. Đặng Thị Vũ Hường và CN. Mai Xuân Hợi cùng trao đổi góp ý hoàn thiện và biên soạn tài liệu này với mục đích giúp người học nắm bắt được những kiến thức cơ bản về pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh – thương mại và pháp luật phá sản. Mời các bạn cùng tham khảo. | Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI 1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1.1. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Luật Kinh tế hiện nay gọi là Luật Thương mại được hình thành trước hết dựa trên cơ sở tiếp thu những thành quả lý luận về Luật kinh tế ở Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây 1. Theo quan niệm truyền thống của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây Luật kinh tế trước đây được coi là một ngành luật độc lập điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý lãnh đạo kinh tế của Nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Luật kinh tế được coi là là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình lãnh đạo và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa với nhau. Như vậy Luật kinh tế là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh chủ yếu giữa các tổ chức xã hội chủ nghĩa với nhau trong quá trình lãnh đạo và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nên chủ thể của Luật kinh tế chủ yếu là những tổ chức xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung việc kinh doanh chủ yếu được các tổ chức thuộc thành phần kinh tế quốc doanh thực hiện. Do vậy Luật kinh tế trong thời kỳ này chủ yếu tập trung ghi nhận các chế 1 . Luật thương mại trước đây được gọi là Luật kinh tế. 13 độ pháp lý liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức kinh tế quốc doanh. Nội dung của chế độ pháp lý này bao gồm các nội dung như địa vị pháp lý của các chủ thể Luật kinh tế chế độ pháp lý về tài sản của các đơn vị kinh tế quốc doanh chế độ pháp lý về kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân chế độ pháp lý hạch toán kinh tế chế độ hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế. 1.2. Trong nền kinh tế thị trường Từ năm 1986 Đại hội .