Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bbài giảng được thiết kế bao gồm 3 chương theo đề cương môn học với một trình tự logic chặt chẽ. Bên cạnh những vấn đề lý thuyết, một số vấn đề và ví dụ thực tiễn trong triển khai hoạt động marketing qua phương tiện truyền thông xã hội sẽ được trình bày. Điều này giúp cho các sinh viên của Học viện không những nắm được các lý thuyết mà còn làm quen được với thực tiễn hoạt động marketing này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng phần 2 dưới đây. | HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Bài giảng MARKETING QUA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI Giảng viên biên soạn và hiệu chỉnh TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến Hà Nội 12 2018 Chương 2. Bốn lĩnh vực của truyền thông xã hội CHƯƠNG 2 BỐN LĨNH VỰC CỦA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2.1. CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI 2.1.1. Phạm vi cộng đồng xã hội Trong chương 1 chúng ta đã tìm hiểu về lĩnh vực cộng đồng xã hội như trong hình 2.1. Nhớ rằng toàn bộ các lĩnh vực của phương tiện truyền thông xã hội đều kết nối với nhau xung quanh các mối quan hệ dựa vào nền tảng công nghệ và dựa trên những nguyên tắc tham gia chia sẻ. Lĩnh vực thứ nhất được xem là lĩnh vực quan hệ. Nền tảng phương tiện truyền thông xã hội ở đây tập trung vào việc phát triển và duy trì các mối quan hệ trên đó. Kênh quan trọng nhất của lĩnh vực này là các trang kết nối xã hội. Các hoạt động giao tiếp và hợp tác là những hoạt động chính của lĩnh vực này. Trong chương này chúng ta sẽ bắt đầu với sự tập trung vào việc làm thế nào các trang kết nối xã hội trong lĩnh vực thứ nhất có thể vận hành và chúng ta có thể sử dụng kênh này một cách cá nhân như thế nào. Sau đó chúng ta sẽ nói về việc làm thế nào các nhãn hiệu có thể tạo giá trị khi tham gia vào lĩnh vực này. Chia sẻ DRAFT CONFIDENTIAL Biên tập Xã hội hóa Thương mại Giao tiếp Thông tin do người dùng tạo ra Cộng đồng Xuất bản Thương mại Giải trí CRM dịch vụ Trò chơi Bán lẻ bán hàng Âm nhạc Quản trị nguồn nhân lực Nghệ thuật Hình 2.1. Lĩnh vực cộng đồng xã hội 77 Chương 2. Bốn lĩnh vực của truyền thông xã hội Chúng ta đã giải thích ở trên rằng cộng đồng xã hội cho phép các thành viên của nó xây dựng và duy trì hồ sơ và tham gia vào các hoạt động xã hội. Hồ sơ được xem là nền tảng để có thể tham gia vào hoạt động của cộng đồng xã hội. Hồ sơ có thể bao gồm một hình ảnh hay còn gọi là avatar một tên sử dụng hay những mô tả về cá nhân người dùng như tuổi tác nơi sinh sống những mối quan tâm những quyển sách và những clip ca nhạc yêu thích và những mối quan hệ gia đình. Nhiều hồ sơ trên .