Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nối tiếp phần 1, Bài giảng Lập và thẩm định dự án đầu tư: Phần 2 tiếp tục trình bày những nội dung về thẩm định dự án đầu tư; đấu thầu dự án đầu tư; cơ sở pháp lý của thẩm định dự án đầu tư; phương pháp thẩm định dự án đầu tư; nội dung thẩm định dự án đầu tư; tổ chức thẩm định dự án; các phương pháp lựa chọn nhà thầu; trình tự thực hiện đấu thầu; hợp đồng trong đấu thầu dự án đầu tư; . Mời các bạn cùng tham khảo! | HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 - - Bài giảng LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Người biên soạn GS. TS Bùi Xuân Phong Ths. Phan Tú Anh Năm 2016 Chương 3 Thẩm định dự án đầu tư - CHƢƠNG 3 THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ 3.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ 3.1.1 Khái niệm Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án. Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định dự án tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các đơn vị cơ sở cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án. Như vậy thẩm định dự án đầu tư là hoạt động chuẩn bị dự án cđược thực hiện bằng kỹ thuật phân tích dự án đã được thiết lập thỏa mãn các yêu cầu thẩm định của Nhà nước chủ đầu tư hoặc tổ chức tài chính tín dụng. 3.1.2 Sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tƣ - Sự cần thiết thẩm định dự án đầu tư bắt đầu từ vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động đầu tư. Nhà nước với chức năng công quyền của mình sẽ can thiệp vào quá trình lựa chọn dự án đầu tư. Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn mọi thành phần kinh tế đều phải đóng góp vào lợi ích chung của đất nước. Bởi vậy trước khi ra quyết đầu tư hay cho phép đầu tư các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cần biết xem dự án đó có góp phần đạt được mục tiêu của quốc gia hay không Nếu có thì bằng cách nào và đến mức độ nào Việc xem xét này được coi là thẩm định dự án . - Một dự án đầu tư dù được tiến hành soạn thảo kỹ lưỡng đến đâu cũng mang tính chủ quan của người soạn thảo. Vì vậy để đảm bảo tính khách quan của dự án cần thiết phải thẩm định. Người soạn thảo thường đứng trên góc độ hẹp để .