Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thành với một số biện pháp như: Lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động của trẻ; Làm đồ dùng đồ chơi; Tổ chức trò chơi âm nhạc; Tạo tình huống bất ngờ, sáng tạo. | Mã số Tên sáng kiến quot Một số giải pháp giúp trẻ 5 6 tuổi học tốt môn Âm nhạc . Lĩnh vực áp dụng Trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi. Họ tên tác giả Trần Thị Dung Đơn vị công tác Trường Mầm Non Tiên Hường. Họ tên chữ ký ngươi châm điêm ̀ ́ ̉ Điểm Mã số Người số 1 Người số 2 I. Mô tả sáng kiến Âm nhạc được coi là một trong những phương tiện tạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Trong chương trình giáo dục mầm non âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ là một trong những hoạt động mà trẻ mầm non rất yêu thích. Âm nhạc là nguồn hứng thú để trẻ cảm thụ nghệ thuật và hoạt động này còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Ở trường Mầm non đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc tưởng tượng sáng tạo sự tập trung chú ý khả năng diễn tả hứng thú của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh phát triển lời nói quan hệ giao tiếp trao đổi tình cảm. Âm nhạc có sức lay động tâm hồn mạnh mẽ không có gì có thể đánh thức tâm hồn trẻ bằng âm nhạc. Lời ca giai điệu của của các bài hát bản nhạc đã giúp trẻ tưởng tượng học nói lên cảm xúc của mình trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩ những ước mơ những cảm xúc mạnh mẽ. Chính vì lẽ đó việc giúp trẻ học tốt môn Âm nhạc nói chung và đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ vấn đề trên bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp chăm sóc giáo dục các cháu 5 6 tuổi nên tôi mạnh dạn chọn đề tài quot Một số giải pháp giúp trẻ 5 6 tuổi học tốt môn Âm nhạc. để nghiên cứu. 1. Về nội dung của sáng kiến Trẻ 5 6 tuổi là giai đoạn chuẩn bị cho trẻ đến trường Tiểu học. Trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc cùng với những kinh nghiệm được tích lũy từ trước như nghe hát cùng đàn đệm xem động tác điệu bộ. Trẻ có thể chuyển đổi điệu bộ theo âm điệu vận động phối hợp toàn thân với một trình tự tương đối phức tạp trong các .