Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng Kết cấu bê tông (22TCN 272-05) cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái niệm chung về kết cấu bê tông cốt thép; vật liệu dùng trong bê tông cốt thép; nguyên lý thiết kế theo tiêu chuẩn 22TCN-272-05; trạng thái giới hạn sử dụng và trạng thái giới hạn mỏi; . | Bài giảng Kết Cấu Bê Tông theo 22TCN 272-05 CHƯƠNG1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KẾT CẤU B Ê TÔNG CỐT THÉP 1.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KẾT CẤU B Ê TÔNG CỐT THÉP 1.1.1. Thực chất của bê tông cốt thép Bê tông cốt thép là một loại vật liệu xây dựng hỗn hợp do hai vật liệu th ành phần có tính chất cơ học khác nhau là bê tông và thép cùng cộng tác chịu lực với nhau một cách hợp lý và kinh tế. Bê tông là một loại đá nhân tạo thành phần bao gồm cốt liệu cát đá và chất kết dính xi măng nước . . Bê tông có khả năng chịu nén tốt khả năng chịu kéo rất kém. Thép là vật liệu chịu kéo hoặc chịu nén đều tốt . Do vậy người ta thường đặt cốt thép vào trong bê tông để tăng cường khả năng chịu lực cho kết cấu từ đó tạo ra bê tông cốt thép . Để thấy được sự cộng tác chịu lực giữa b ê tông và cốt thép ta xem thí nghiệm - Uốn một dầm bê tông như trên hình 1.1a trên dầm chia thành hai vùng rõ rệt là vùng kéo và vùng nén. Khi ứng suất kéo trong bê tông fct vượt quá cường độ chịu kéo của bê tông thì vết nứt sẽ xuất hiện vết nứt di dần lên phía trên và dầm bị gãy khi ứng suất trong bê tông vùng nén còn khá nh ỏ so với cường độ chịu nén của bê tông. Dầm bê tông chưa khai thác h ết được khả năng chịu nén tốt của bê tông khả năng chịu mô men của dầm nhỏ. - Với một dầm như trên được đặt một lượng cốt thép hợp lý vào vùng bê tông chịu kéo hình 1.1b khi ứng suất kéo f ct vượt quá cường độ chịu kéo của b ê tông thì vết nứt cũng sẽ xuất hiện . Nhưng lúc này dầm chưa bị phá hoại tại tiết diện có vết nứt lực kéo hoàn toàn do cốt thép chịu chính vì vậy ta có thể tăng tải trọng cho tới khi ứng suất trong cốt thép đạt tới giới hạn chảy hoặc bê tông vùng nén bị nén vỡ. Hình 1.1 Dầm bê tông và bê tông cốt thép 1 Bài giảng Kết Cấu Bê Tông theo 22TCN 272-05 Dầm BTCT khai thác hết khả năng chịu nén tốt của b ê tông và khả năng chịu kéo tốt của thép . Nhờ vậy khả năng chịu mô men hay sức kháng uốn lớn hơn hàng chục lần so với dầm bê tông có cùng kích thước. Cốt thép chịu chịu kéo và nén đều tốt nên nó còn được đặt vào .