Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm ôn tập kiến thức cơ bản và hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi có mức độ tư duy tăng dần giúp học sinh trở nên hứng thú, phát triển nhiều kĩ năng về tư duy logic, tự học, tự nghiên cứu, tự xây dựng hệ thống các câu hỏi để phát triển các năng lực cốt lõi khi học các chuyên đề khác thuộc bộ môn Sinh học. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KIPLING 5W1H NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN ĐỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT N INH HỌC PHAN THỊ HƯỞNG TỔ SINH - THỂ - CÔNG NGHỆ - GDQP NĂ HỌC 2020 2021 ĐIỆN THOẠI 656 782 1 MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1 1.1. Lý do chọn đề tài. 1 1.2. Tính mới và đóng góp của đề tài. 1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2 PHẦN II. NỘI DUNG. 3 2.1. Cơ sở khoa học. 3 2.1.1. Cơ sở lí luận. 3 2.1.1.1. Cách thức tổ chức kĩ thuật dạy học Kipling 5W1H. 3 2.1.1.2. Ưu và nhược điểm của kĩ thuật dạy học Kipling 5W1H. 6 2.1.2. Cơ sở thực tiễn. 6 2.2. Thực nghiệm nghiên cứu. 6 2.2.1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 6 2.2.2. Giải pháp. 11 2.2.3. Kết quả thực hiện. 11 PHẦN III. KẾT LUẬN. 15 3.1. Kết luận. 15 3.2. Kiến nghị. 15 PHỤ LỤC 1. 16 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề được chú trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Khi người học chiếm vị trí trung tâm trong quá trình dạy học đồng thời với mục tiêu định hướng phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi cho người học yêu cầu giáo viên phải luôn tự học hỏi nghiên cứu để áp dụng những phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung chủ đề của bài học. Việc học sinh hứng thú với môn học luôn cố gắng tự chiếm lĩnh tri thức phần nhiều do phương pháp dạy học của giáo viên quyết định trong đó các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh luôn được ưu tiên hàng đầu. Trong quá trình dạy học chuyên đề cho học sinh chuyên cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia tôi nhận thấy phần kiến thức về Quang hợp tương đối khó nếu dạy học theo lối trang bị kiến thức thông qua các câu hỏi rời rạc thì đa phần học sinh tỏ ra e ngại khi học chuyên đề này thậm chí học sinh còn học trước quên sau chứng tỏ kiến thức chưa được khắc sâu học sinh còn bị động trong việc tiếp .