Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu: Xác định được 2 – 3 loài cây có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi độ phì của đất trên nương rẫy cố định bỏ hóa; xác định được mật độ thích hợp của các loài cây thí nghiệm trên đất rẫy bỏ hóa; đánh giá khả năng cải tạo một số tính chất lý, hóa của đất sau khi trồng cây họ đậu phủ đất trên đất rẫy bỏ hóa ở Châu Khê - Con Cuông. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - TRẦN XUÂN MINH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ LOÀI CÂY HỌ ĐẬU TRONG VIỆC THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT NƯƠNG RẪY THOÁI HÓA TẠI XÃ CHÂU KHÊ HUYỆN CON CUÔNG TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành LÂM HỌC Mã số 60.62.60 e LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn Hà Nội - 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ở các vùng núi của Việt Nam nói chung và ở Nghệ An nói riêng nơi có các cộng đồng dân tộc ít người sinh sống du canh luân hồi với giai đoạn bỏ hóa bị rút ngắn đất ngày càng bị suy thoái đang là vấn đề phổ biến. Một trong những vấn đề chính đang có tác động xấu đến sản xuất nông lâm nghiệp ở những vùng đất dốc của nước ta là quá trình suy thoái đất đang diễn ra rất mạnh mẽ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến quá trình này song tựu trung lại là do chưa có giải pháp quản lý độ phì của đất hợp lý. Việc sử dụng đất hầu như đang tập trung vào việc bóc lột sức sản xuất của đất mới chú trọng đến các biện pháp bón phân hoá học mà chưa chú ý đúng mức đến việc duy trì và tăng cường lượng chất hữu cơ cho đất. Hiện trạng đất dốc của Việt Nam trong đó có đất nương rẫy đang sử dụng trong nông lâm nghiệp phân bố trên các dộ dốc khác nhau trong đó đất bị thoái hoá nghiêm trọng chiếm 5 5 triệu ha bị thoái hoá trung bình chiếm 4 6 triệu ha và đất thoái hoá nhẹ chiếm khoảng 4 6 triệu ha. 18 Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Nghệ An 1649 1 nghìn ha trong đó có 915 9 nghìn ha đất lâm nghiệp và hơn 300 nghìn ha đất chưa sử dụng trong số đất chưa sử dụng phần lớn là đất lâm nghiệp Cục thống kê Nghệ An 2009 . Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An hiện nay trên toàn miền núi Nghệ An có khoảng 200 nghìn ha đất nương rẫy cố định. Do chính sách giao đất giao rừng được tiến hành khá triệt để và sự quản lý chặt chẽ của các Hạt kiểm lâm huyện người dân miền núi Nghệ An chỉ sản xuất lúa nương và cây hoa màu ngắn ngày trong phần diện tích đất rẫy được giao. Sau một thời gian canh tác trên .