Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu chung của đề tài là tạo lập cơ sở khoa học góp phần phát triển nghề chăn nuôi động vật hoang dã của Việt Nam, phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THANH TÂN Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi dúi mốc Lớn Rhizomys pruinosus Blyth 1851 CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC MÃ SỐ 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2008 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dúi mốc lớn Rhizomys pruinosus thuộc họ Dúi Rhizomyidae bộ Gặm nhấm Rodentia là loài gặm nhấm có phân bố rộng ở nhiều tỉnh rừng núi của cả nước. Dúi mốc sống trong hang ở các khu rừng hoặc trảng cây bụi thức ăn chủ yếu là thực vật như rễ cây tre nứa măng vầu bương cây thân thảo củ sắn khoai nên dễ thích nghi với sinh cảnh bị con người tác động. Dúi mốc lớn có giá trị kinh tế cao cho thịt thơm ngon được người dân vùng rừng núi khai thác sử dụng từ lâu đời. Ngày nay thịt dúi vẫn là món ăn đặc sản cho nhiều người ưa chuộng và có giá trị cao hơn nhiều so với thịt lợn và gia cầm. Ngoài ra mỡ dúi còn được dùng để trị bỏng và chứng vô sinh thũng độc Võ văn Chi 1998 . Cho đến nay dúi mốc chỉ được khai thác trong tự nhiên và do khai thác quá mức trong nhiều năm liền nên nguồn tài nguyên này đã và đang bị cạn kiệt không còn đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao. Vì vậy việc nhân nuôi loài dúi mốc nhằm chủ động cung cấp nguồn thực phẩm và dược phẩm quí cho xã hội đồng thời góp phần bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn lợi dúi mốc trong tự nhiên là rất cần thiết. Hiện nay ở nước ta chưa có cơ sở nào chăn nuôi dúi mốc với qui mô lớn ngoài một số hộ thu gom từ rừng về nuôi tạm thời chờ tiêu thụ. Một số hộ khác đã thử nghiệm nuôi dúi nhưng đều không thành công. Nguyên nhân là do thiếu hiểu biết về các đặc điểm sinh học sinh thái của loài dúi mốc nên việc nhân nuôi thiếu cơ sở khoa học dễ thất bại. Vì vậy chúng tôi đã chọn thực hiện đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi dúi mốc lớn Rhyzomys pruinosus Blyth 1851 nhằm tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh thái của loài làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng qui trình nhân nuôi loài thú kinh tế này góp phần phát triển