Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là giúp học sinh phát triển tư duy sang tạo hình học, biết kết hợp giữa kiến thức đại số và hình học. Đặc biệt đề tài này giúp học sinh ứng dụng được kiến thức cực trị hình học vào việc giải quyết các bài toán cực trị của số phức – một trong những nội dung khó, xuất hiện nhiều trong kì thi THPT Quốc gia. | PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ CỰC TRỊ HÌNH HỌC Phần I. Đặt vấn đề 1. Lý luận chung Dạy học theo chuyên đề là tích hợp những nội dung từ một số đơn vị bài học môn học có liên hệ với nhau làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn thực tế hơn nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Vai trò của giáo viên khi đó chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn. Với mô hình này học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức như sách giáo khoa sách tham khảo các trang mạng hoặc các diễn đàn. Thông qua dạy học theo chuyên đề học sinh được rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như so sánh sắp xếp phân loại liên hệ. Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau. Trình độ nhận thức có thể đạt được ở mức độ cao Phân tích tổng hợp đánh giá. Giáo viên không được coi học sinh là chưa biết gì trước nội dung bài học mới mà trái lại luôn phải nghĩ rằng các em tự tin và có thể biết nhiều hơn ta mong đợi vì thế dạy học cần tận dụng tốt những kiến thức kinh nghiệm kĩ năng có sẵn của các em và khuyến khích khả năng biết nhiều hơn thế của học sinh về một vấn đề mới để giảm tối đa thời gian và sự thụ động của học sinh trong khi tiếp nhận kiến thức mới để tăng hiểu biết lên nhiều lần so với nội dung cần dạy. Kiến thức mới được học sinh lĩnh hội trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập đó là kiến thức tổ chức theo một tổng thể mới khác với kiến thức trình bày trong tất cả các nguồn tài liệu. Nhu cầu cập nhật kiến thức vô hạn đối với sự học của người học tăng cường tích hợp các vấn đề cuộc sống thời sự vào bài giảng tăng cường sự vận dụng kiến thức của học sinh sau quá trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn rèn luyện các kĩ .