Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu của đề tài là đưa ra được những kế hoạch và giải pháp sửa chữa những lỗi không tuân thủ trong các hoạt động quản lý rừng và chuỗi hành trình sản phẩm để hỗ trợ CTLN Bến Hải, tỉnh Quảng Trị đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu về QLRBV tiến tới được cấp CCR. | 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển bền vững là khái niệm đánh dấu sự nhận thức của con người bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới giai đoạn mà những lo ngại về sự suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên sự xuống cấp của môi trường toàn cầu ngày càng tăng trong khi những mong muốn về sự tồn tại và phát triển lâu dài của nhân loại lại cũng không hề giảm xuống. Rừng là tài nguyên quý báu của quốc gia là bộ phận quan trọng của môi trường sống có giá trị lớn đối với nền kinh tế đất nước gắn liền với đời sống nhân dân và sự sống còn của dân tộc ta. Trong suốt nhiều thập kỷ qua rừng đã có những đóng góp đáng kể vào công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc giúp đồng bào khắc phục hậu quả của chiến tranh và hơn hết là cung cấp sản phẩm cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên các tác động của con người đã và đang làm suy giảm số lượng và chất lượng rừng rõ rệt. Suy thoái tài nguyên rừng đã làm cho đất đai bị xói mòn lũ lụt xảy ra với tần suất cao môi trường khí hậu biến đổi và diễn biến phức tạp đe dọa tính mạng tài sản và sự phát triển bền vững của đất nước. Thực tế đã cho thấy nếu chỉ bảo vệ rừng bằng các biện pháp truyền thống như dùng hệ thống pháp luật các chương trình dự án thì hiệu quả của việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hầu như không cao. Do vậy một trong các biện pháp quan trọng hiện nay đang được cả cộng đồng quốc tế cũng như từng quốc gia đặc biệt quan tâm là cần phải thiết lập quản lý rừng bền vững QLRBV và chứng chỉ rừng CCR trong bảo vệ duy trì và phát triển rừng. Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề QLRBV nhưng tựu chung đều có ý nghĩa như sau Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý rừng để đạt được một hay nhiều mục tiêu cụ thể đồng thời xem xét đến việc phát triển sản xuất dịch vụ và sản phẩm lâm nghiệp đồng thời không làm giảm giá trị hiện có và ảnh hưởng đến năng suất sau này cũng như không gây ra các tác động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội . 1 2 QLRBV phải đạt được sự bền vững trên cả ba phương diện kinh tế xã hội và môi trường. Đối với mỗi quốc