Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết phân tích sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược quốc gia trong việc phát triển tài chính toàn diện, đồng thời dựa trên những phân tích về thực trạng tài chính toàn diện ở Việt Nam hiện nay để đưa ra quan điểm và mục tiêu xây dựng chiến lược tài chính toàn diện phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam. | QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN QUỐC GIA ThS. Vũ Ngọc Anh Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện có vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo phát triển và ổn định kinh tế. Vì vậy tài chính toàn diện được các tổ chức phát triển quốc tế cũng như Chính phủ nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm trong đó có Việt Nam. Bài viết phân tích sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược quốc gia trong việc phát triển tài chính toàn diện đồng thời dựa trên những phân tích về thực trạng tài chính toàn diện ở Việt Nam hiện nay để đưa ra quan điểm và mục tiêu xây dựng chiến lược tài chính toàn diện phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội văn hóa của Việt Nam. Từ khóa Tài chính toàn diện tài chính bao trùm Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia tiếp cận tài chính. 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHIẾN LƯỢC Tài chính toàn diện hay còn gọi là tài chính bao trùm financial inclusion là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính một cách thuận tiện phù hợp nhu cầu với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo người thu nhập thấp người yếu thế doanh nghiệp nhỏ và vừa doanh nghiệp siêu nhỏ. Việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính như tiết kiệm tín dụng bảo hiểm và chuyển tiền cho phép các cá nhân hộ gia đình doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh tế và quản lý các biến động tài chính của mình. Khi được tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản những người có thu nhập thấp có thể đầu tư vào các hoạt động tạo thu nhập tiết kiệm và quản lý tài chính tốt hơn tích lũy tài sản một cách an toàn giúp họ thoát khỏi bẫy đói nghèo và cải thiện hơn cuộc sống cũng như phúc lợi. Tài chính toàn diện cho phép các hộ gia đình xây dựng nguồn nhân lực bằng cách đầu tư vào y tế và giáo dục từ đó hỗ trợ sự tăng trưởng công bằng và bền vững đồng thời giảm bất bình đẳng thu nhập và xã hội. Tuy nhiên tài chính toàn diện được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với tiếp cận tài .