Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tập 4 của bộ sách Kể chuyện danh nhân Việt Nam mang tên Danh nhân văn hóa Việt Nam. Trong phần 2 của ebook này, chúng ta sẽ được biết về Tú Mỡ, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đổng Chi, Nam Cao, Trần Đức Thảo, Văn Cao, Từ Chi. Mời các bạn cùng đón đọc. | TẬP 4 DANH NHÂN VĂN HÓA VIỆT NAM Tú Mỡ Không bị lấp trong sóng vỗ của thời gian Sở có một thầy Mặt mũi khôi ngô Hình dung chững chạc Quần là ống sớ áo vận khuy vàng Khăn lượt vành dây ô che cán bạc Bảnh bao lắm mốt trời nắng mưa giày nọ giày kia Lịch sự đủ vành mùa nực rét mũ này mũ khác. Ra phết quan thông quan phán đua ngón phong lưu Dập dìu tài tử giai nhân điểm màu đài các. Trong đóm ngoài đuốc trông bề ngoài màu mỡ rêu cua Tiếng cả nhà thanh xét kỹ thực thân hình pháo xác. Cuối tháng ba mươi ba mốt giấy bạc rung rinh Quá ngày mười một mười hai ví tiền rỗng toác. . Bài Phú thầy phán này lần đầu tiên in trên tạp chí Nam Phong cuối bài chỉ thấy ghi Khuyết danh . Nhiều người cho rằng của Tú Xương. Thậm chí nhà in Nam Ký lúc tuyển thơ xuất bản thành sách ghi rõ tên tác giả Tú Xương Nhưng tất cả đều nhầm. Đó là một trong những bài phú độc đáo của Tú Mỡ. Qua đó ít nhiều ta thấy ông khắc họa hình ảnh của chính ông trước lúc chính thức bước vào làng văn. Tú Mỡ tên thật Hồ Trọng Hiếu sinh ngày 14 3 1900 tại phố Hàng Hòm Hà Nội nhưng quê gốc của ông là một chi của họ Hồ ở làng 143 BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu Nghệ An ký bút danh ngộ nghĩnh này là muốn tự nhận mình là học trò và tỏ lòng biết ơn đối với bậc thầy Tú Xương. Lên năm tuổi Tú Mỡ được ông nội dạy chữ Hán - mặc dù phong trào học chữ Tây đã phổ biến rộng rải - học hết pho Tam tự kinh Dương tiết thì ông nội mất bố xin cho vào trường Hàng Bông học chữ Quốc ngữ. Sau đó Tú Mỡ theo học trường Hàng Vôi và năm 1914 đậu thủ khoa Sơ học Nhà thơ trào phúng Tú Mỡ 1900-1976 Pháp - Việt toàn xứ Bắc kỳ . Kế tiếp ông vào học ở trường Cao đẳng tiểu học tức trường Bưởi nay trường Chu Văn An và bắt đầu làm thơ để rồi lưu danh vào văn học sử. Tại sao ông làm thơ Câu nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò rất đúng với cậu học trò tinh nghịch ranh mãnh này. Trong lớp có hai anh giỏi môn văn thường cặp kè đi chung với nhau để làm thơ xướng họa nghiêm túc là Hoàng Ngọc Phách về sau nổi tiếng với tiểu thuyết Tố