Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Từ kết quả nghiên cứu tổng hợp về các khái niệm và lý thuyết nền tảng về cạnh tranh năng động, bài viết giới thiệu một vài gợi ý bước đầu về mặt chính sách đối với quá trình hoàn thiện chính sách chống độc quyền ở Việt Nam. | Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TỪ LỢI THẾ SO SÁNH ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP TỪ LÝ THUYẾT CẠNH TRANH HUỶ DIỆT SÁNG TẠO Trương Trọng Hểu Trường ĐH Kinh tế-Luật ĐGQG TP.HCM NCS. ĐHQG Yokohama Nhật Bản hieutt@uel.edu.vn TÓM TẮT Thương mại quốc tế phát triển phản ánh sự thịnh hành của cơ sở lý thuyết về lợi thế so sánh. Nhưng chính sự hiện diện của thương mại nội ngành mang lại cho nó không ít thách thức. Lợi thế cạnh tranh và cạnh tranh năng động vì vậy trở thành mục tiêu cả về phát triển kinh doanh thương mại kinh tế và hoạch địch chính sách. Từ kết quả nghiên cứu tổng hợp về các khái niệm và lý thuyết nền tảng về cạnh tranh năng động bài viết giới thiệu một vài gợi ý bước đầu về mặt chính sách đối với quá trình hoàn thiện chính sách chống độc quyền ở Việt Nam. Từ khóa Cạnh trnah cạnh tranh năng động hủy diệt sáng tạo chống độc quyền ABSTRACT The progress of international trade can provide an illustration for the contribution of comparative advantage theory. However it has had challenges in front of existence of intra-trade. Comparative advantage as well as dynamic competition theories has become the basic for business performance trade activies and economy and policy making. This writing bases on the review of notions of dynamic competition for some policy implications and initial suggestion for antitrust regulation in Vietnam. Keywords Competition dynamic competition creative destruction antitrust. 1. Đặt vấn đề Thương mại quốc tế phát triển phản ánh sự thịnh hành của cơ sở lý thuyết về lợi thế so sánh. Nhưng chính sự hiện diện của thương mại nội ngành mang lại cho nó không ít thách thức. Rõ ràng nhiều nước vẫn có thể cùng sản xuất và cùng tồn tại trong cùng một thị trường sản phẩm dù lợi thế so sánh thiên thuộc về một nền kinh tế nào đó. Sự lựa chọn của Việt Nam trong lựa chọn và phát triển chính sách khoa học công nghệ cũng như tạo lực để nghiên cứu sản xuất và thương mại sản phẩm công nghệ cao có thể là một minh chứng cho sự trượt bỏ .