Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm khám phá các nhân tố tác động tới dòng vốn FDI vào 25 nước đang phát triển thuộc khu vực châu Á và châu Phi trong khoảng thời gian 14 năm từ năm 1998 – 2011. | 1 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DÒNG VỐN FDI TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC CHÂU Á VÀ CHÂU PHI Tóm tắt Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI tại các nước đang phát triển khu vực châu Á và châu Phi. Kết quả nghiên cứu cho thấy qui mô thị trường tốc độ tăng trưởng kinh tế độ mở thương mại tính kinh tế nhờ liên kết có tương quan dương với FDI. Trong khi đó độ biến động tỷ giá lạm phát và nợ nước ngoài có tương quan âm với FDI. Nhân tố mới KOPEN khi đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê hệ số KOPEN càng cao hàm ý rằng quốc gia đó càng thu hút nhiều vốn FDI hơn. Trong nhóm biến độc lập biến chi phí lao động có tương quan âm với FDI do một phần ngoài giá nhân công rẻ nhà đầu tư nước ngoài còn hướng đến lực lượng lao động chất lượng cao. Ngoài ra nguồn tài nguyên dồi dào hệ thống pháp luật hiệu quả cũng là điểm thu hút nhà đầu tư. Riêng thị trường tài chính càng phát triển lượng vốn nội địa tài trợ cho nền kinh tế càng dồi dào khi đó vốn FDI sẽ không được khuyến khích nhiều ở quốc gia đó. 2 1. Giới thiệu 1.1 Xu hướng chung của dòng vốn FDI Từ khi xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào khoảng thế kỷ thứ 19 đến nay hoạt động đầu tư nước ngoài có những biến đổi sâu sắc. Xu hướng chung là ngày càng tăng lên về số lượng quy mô hình thức thị trường lĩnh vực đầu tư và thể hiện vị trí vai trò ngày càng to lớn trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Tổng số vốn lưu chuyển quốc tế trong những năm gần đây tăng mạnh khoảng 20-30 một năm nhưng chủ yếu tập trung vào các nước công nghiệp phát triển. Điều đó phản ánh xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế phát triển mạnh mẽ các nước ngày càng phụ thuộclẫn nhau và tham gia tích cực hơn vào các quá trình liên kết và hợp tác quốc tế. Một đặc trưng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hiện nay là có sự tham gia ngày càng nhiều của các công ty xuyên quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia thường dựa vào chiến lược phát triển cạnh tranh độc quyền và lợi thế của họ ở các nước đang phát triển để .