Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chữ Nôm ghi lại tiếng nói của người Việt từ nhiều nghìn năm qua, âm đọc khác nhau theo từng miền, từng địa phương và biến đổi theo thời gian. Những cách đọc này không được ghi âm bằng kỹ thuật âm thanh, mà bằng thứ chữ ô vuông, dựa trên cách tạo ra chữ Hán. Cuốn sách "Tự điển chữ Nôm trích dẫn" này được biên soạn nhằm góp phần nào cho công cuộc tìm lại những dấu tích về văn hoá và ngôn ngữ còn tiềm tàng trong chữ viết, nơi những bản văn cất giữ ở những thư viện trong nước và ở khắp nơi trên thế giới, trong sổ bạ, gia phả, tư liệu cá nhân, trên đền chùa cổ miếu, nơi những mảnh vỡ vẫn còn được các nhà khảo cổ khai quật, của một nền văn hóa dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 của cuốn sách. | Ê PHÀM LỆ xi HI PHÀM LỆ Đây là bản in của bộ Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn đã có mặt dưới dạng điện tử trên mạng Internet 1 từ năm 2005 và từ đó đến nay 2009 đã được chúng tôi sửa chữa bổ sung thêm. Tuy bản sách in không có những tiện ích của một máy tính ngày càng tinh xảo dễ dùng có thể bỏ gọn trong túi áo sách in trên giấy trắng mực đen vẫn là một phương tiện truyền bá xưa nay có thể đặt trên kệ lật giở từng trang. Những nguyên tắc mà Ban Biên Tập tuân theo khi thực hiện tự điển này đã được viết rõ trong Lời Nói Đầu của bản điện tử in lại trong ấn bản này . Nhân dịp ra sách lần này chỉ xin ghi thêm vài điều bổ túc Về chữ Nôm việc đọc âm là quan trọng nhất 1 sau đó là cách hiểu ý nghĩa của từng chữ trong từng trường hợp 2 sau cùng là việc giải thích cấu tạo của mỗi chữ Nôm 3 . 1. Chữ Nôm ghi lại tiếng nói của người Việt từ nhiều nghìn năm qua âm đọc khác nhau theo từng miền từng địa phương và biến đổi theo thời gian. Những cách đọc này không được ghi âm bằng kỹ thuật âm thanh mà bằng thứ chữ ô vuông dựa trên cách tạo ra chữ Hán. Cách biểu âm này bằng chữ viết ô vuông hiển nhiên là thiếu chính xác. Do đó việc đọc âm hay nói cho đúng hơn công việc tìm lại âm thanh gốc không dễ dàng. Trường hợp những từ có dấu vết âm Việt cổ tức là những từ mang phụ âm kép bl kl kr ml sl . hay những từ song tiết 恒 cá hằng gt hằng 巴拭 ba thức gt xức 羅 la đá gt đá 麻例 mà lời gt mlời gt lời là những minh chứng cụ thể cho những khó khăn này. Đối với những từ có dấu vết âm Việt cổ nói trên BBT chọn quy tắc sau đây a Nếu từ mang âm cổ đó được ghi bằng hai chữ Nôm tách rời như 麻例 thì sẽ đọc cả hai âm nhưng để âm phụ âm nhẹ trong ngoặc đơn mà lời. b Nếu từ mang âm cổ đó được ghi bằng một chữ Nôm duy nhất nhưng mang hai âm riêng biệt thì chỉ đọc trọng âm mà thôi. Âm nhẹ bị chìm lặng đi. Thí dụ blời đọc là trời klước đọc là trước mlời đọc là lời v.v. Những âm đọc ghi trong tự điển bằng chữ Quốc Ngữ Latin phần lớn đã được các học giả nhà nghiên cứu ngày nay chấp nhận. Tuy vậy BBT có đưa ra một số .