Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này nghiên cứu cơ sở lý thuyết là các quan điểm khác nhau về phát triển bền vững và kinh tế học thể chế để vận dụng phân tích quá trình hoàn thiện môi trường thể chế ở Việt nam thời gian qua. Đã có nhiều thay đổi tích cực trong các thể chế chính thức, thể chế phi chức thức và việc thực thi các thể chế đó, đồng thời vẫn tồn tại những hạn chế trong các bộ phận cấu thành môi trường thể chế. Đó là cơ sở cho việc đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện môi trường thể chế trong tương lai. | TIẾP TỤC HOÀN THIỆN MÔI TRƢỜNG THẾ CHẾ ĐỂ THU HÚT FDI CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG PGS. TS. Cao Thúy Xiêm PGS. TS. Trương Đoàn Thể Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nhằm thu hút FDI phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cần đảm bảo môi trường thể chế thuận lợi. Bài viết này nghiên cứu cơ sở lý thuyết là các quan điểm khác nhau về phát triển bền vững và kinh tế học thể chế để vận dụng phân tích quá trình hoàn thiện môi trường thể chế ở Việt nam thời gian qua. Đã có nhiều thay đổi tích cực trong các thể chế chính thức thể chế phi chức thức và việc thực thi các thể chế đó đồng thời vẫn tồn tại những hạn chế trong các bộ phận cấu thành môi trường thể chế. Đó là cơ sở cho việc đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện môi trường thể chế trong tương lai. I. GIỚI THIỆU Phát triển bền vững là mục tiêu của mọi xã hội văn minh. Phát triển bền vững là thỏa mãn nhu cầu hiện tại nhưng vẫn đóng góp cho việc thỏa mãn nhu cầu tương lai. Để đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng cần phải đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế. Các lý thuyết tăng trưởng đến đầu thế kỷ 20 đều thống nhất về các yếu tố quyết định tăng kinh tế trong dài hạn là tư bản hay vốn lao động công nghệ kỹ năng và tài nguyên thiên nhiên. Lý thuyết kinh tế học thể chế đã bổ sung thêm một yếu tố là sự thay đổi cơ cấu. Bài viết này làm rõ các khái niệm phát triển bền vững thể chế và vận dụng để đánh giá việc hoàn thiện môi trường thể chế ở Việt nam từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm thu hút FDI phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm phát triển bền vững Một trong các khái niệm được đề cập nhiều nhất trong vài ba thập kỷ trở lại đây là khái niệm phát triển bền vững. Phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai Liên Hiệp Quốc 1987 . Hội nghị Thế giới năm 2005 của Liên Hiệp quốc đề cập đến ba trụ cột phụ thuộc lẫn nhau và củng cố lẫn nhau của phát triển bền vững là phát triển kinh