Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hương ước lần đầu được nhắc đến trong Bộ luật Hồng Đức dưới triều vua Lê Thánh Tông, sau đó được các triều đình phong kiến Việt Nam và thực dân Pháp duy trì để quản lý làng xã, cộng đồng dân cư. Sau giải phóng 1954, do quan niệm hương ước không còn thích hợp với xã hội mới nên Nhà nước ta không đề cập đến việc xây dựng, thực hiện hương ước. Bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là từ năm 1998 trở về đây, trước yêu cầu bảo vệ, duy trì, phát triển các phong tục tập quán, giá trị văn hóa tốt đẹp, xóa bỏ các hủ tục, tệ nạn nảy sinh nhằm xây dựng đời sống văn hóa mới, chủ trương xây dựng và thực hiện hương ước đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thực hiện. | Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LUẬT TỤC TRONG XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC QUY ƯỚC Ở TỈNH SƠN LA Hà Ngọc Hòa Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sơn La Email hangochoasp2@gmail.com Tóm tắt Hương ước lần đầu được nhắc đến trong Bộ luật Hồng Đức dưới triều vua Lê Thánh Tông sau đó được các triều đình phong kiến Việt Nam và thực dân Pháp duy trì để quản lý làng xã cộng đồng dân cư. Sau giải phóng 1954 do quan niệm hương ước không còn thích hợp với xã hội mới nên Nhà nước ta không đề cập đến việc xây dựng thực hiện hương ước. Bước vào thời kỳ đổi mới nhất là từ năm 1998 trở về đây trước yêu cầu bảo vệ duy trì phát triển các phong tục tập quán giá trị văn hóa tốt đẹp xóa bỏ các hủ tục tệ nạn nảy sinh nhằm xây dựng đời sống văn hóa mới chủ trương xây dựng và thực hiện hương ước đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thực hiện. Sơn La cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước từng có những luật tục được giai cấp thống trị sử dụng để quản lý xã hội. Bên cạnh những mặt tiêu cực không phù hợp còn có những mặt mang giá trị nhất định nếu biết kế thừa và phát huy trong xây dựng hương ước quy ước sẽ là một nhân tố quan trọng trong quản lý xã hội góp phần thực hiện hiệu quả phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh ở Sơn La hiện nay. 1. LUẬT TỤC Ở SƠN LA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ Trước kia luật tục ở Sơn La chủ yếu là của người Thái một dân tộc chiếm đa số trong xã hội. Từ xa xưa trong cộng đồng Thái đã có những bộ luật tục làm quy tắc ứng xử và phương tiện cai quản dân chúng của giai cấp thống trị. Hầu hết các luật tục được lưu hành dưới hình thức truyền miệng được thể hiện dưới dạng văn vần. Cùng với bộ luật thành văn của triều đình Trung ương loại luật tục này cũng được Nhà nước vận dụng khi cần xử lý những vấn đề pháp lý liên quan đến những điều kiện đặc thù của địa phương. Từ thế kỷ XV luật tục Thái đã được văn bản