Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cây Sâm cau đỏ phân bố nhiều ở xã Krông, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai được định danh tên khoa học là Dracaena angustifolia Roxb., thuộc nhóm cây bụi hay cây gỗ nhỏ, cao từ 1-3 m, thân thường mọc thẳng đứng. Hoa lưỡng tính, có hình ống dài từ 2-3 cm, đường kính 7-9 mm, có màu vàng chanh. Quả mọng, hình cầu, đường kính 0,8-1,5 cm, chứa 1-2 hạt. | BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI 10.15625 vap.2020.00038 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC BỘT DƯỢC LIỆU CỦA CÂY SÂM CAU ĐỎ Dracaena angustifolia Roxb. PHÂN BỐ Ở HUYỆN K BANG TỈNH GIA LAI Nguyễn Thị Ánh Hồng1 Nguyễn Minh Trí2 Nguyễn Việt Thắng2 Phạm Văn Thanh2 Tóm tắt Cây Sâm cau đỏ phân bố nhiều ở xã Krông huyện K Bang tỉnh Gia Lai được định danh tên khoa học là Dracaena angustifolia Roxb. thuộc nhóm cây bụi hay cây gỗ nhỏ cao từ 1-3 m thân thường mọc thẳng đứng. Hoa lưỡng tính có hình ống dài từ 2-3 cm đường kính 7-9 mm có màu vàng chanh. Quả mọng hình cầu đường kính 0 8-1 5 cm chứa 1-2 hạt. Người dân địa phương thường khai thác bộ rễ cây này để phơi khô sắc lấy nước hoặc ngâm rượu uống có tác dụng thanh nhiệt giải độc bồi bổ sức khỏe . Kết quả nghiên cứu đã xác định thành phần hóa học trong rễ cây Sâm cau đỏ bao gồm flavonoid saponin tanin đường khử tự do axit hữu cơ tinh bột và chất béo. Từ khóa Dracaena angustifolia Sâm cau đỏ K Bang Gia Lai. 1. MỞ ĐẦU Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm về phía Bắc vùng Tây Nguyên có nguồn tài nguyên sinh vật nói chung và thực vật nói riêng rất phong phú trong đó có các cây dược liệu không những có tác dụng chữa bệnh cho người dân địa phương mà còn có giá trị kinh tế và có thể xuất khẩu Nghị quyết 09-NQ TU của tỉnh ủy Gia Lai 2019 Cây Sâm cau đỏ được phát hiện nhiều ở xã Krông huyện K Bang tỉnh Gia Lai thường được người dân địa phương khai thác và sử dụng bộ rễ phơi khô sắc nước hoặc ngâm rượu uống có tác dụng thanh nhiệt giải độc bồi bổ sức khỏe . Việc khai thác và sử dụng loại dược liệu này của người dân chủ yếu dựa theo kinh nghiệm. Để nâng cao giá trị sử dụng loài cây này tại địa phương các đặc điểm thực vật học thành phần hóa học và giá trị dược liệu . cần được nghiên cứu phân tích một cách khoa học và hệ thống sẽ phục vụ cho việc sử dụng hợp lý khai thác có hiệu quả từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp khả thi trong công .