Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đậu săng có tên khoa học là Cajanus cajan (L.) Millsp., thuộc họ Đậu (Fabaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ, được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới với nhiều giống khác nhau và có nhiều giá trị quan trọng. Để góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu và sử dụng loài này, cung cấp các thông tin về hình thái, giải phẫu cũng như đặc điểm sinh trưởng của loài Đậu săng ở Việt Nam. | BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI 10.15625 vap.2020.00033 HÌNH THÁI GIẢI PHẪU LOÀI ĐẬU SĂNG Cajanus cajan L. Millsp. TRỒNG TẠI HÀ NỘI Đỗ Thị Lan Hương Nguyễn Lan Hương Tóm tắt Đậu săng có tên khoa học là Cajanus cajan L. Millsp. thuộc họ Đậu Fabaceae có nguồn gốc từ Ấn Độ được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới với nhiều giống khác nhau và có nhiều giá trị quan trọng. Để góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu và sử dụng loài này chúng tôi đã cung cấp các thông tin về hình thái giải phẫu cũng như đặc điểm sinh trưởng của loài Đậu săng ở Việt Nam. Từ khóa Đậu săng giải phẫu hình thái. 1. MỞ ĐẦU Đậu săng có tên khoa học là Cajanus cajan L. Millsp. thuộc họ Đậu Fabaceae có nguồn gốc từ Ấn Độ được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới với nhiều giống khác nhau với nhiều công dụng như làm thức ăn cho gia súc cây chủ thả cánh kiến đỏ làm phân xanh . Nguyễn Đăng Khôi 2003 . Đối với con người loài này được dùng trong nhiều bài thuốc chữa cảm mạo giải độc chữa ban sởi đau mỏi nhức xương khớp ho cảm. Tuy được ghi nhận là loài có nhiều tác dụng song việc nghiên cứu về loài Đậu săng vẫn chưa thật đầy đủ. Qua đó chúng tôi muốn cung cấp thêm dẫn liệu để những người quan tâm cụ thể hơn về đặc điểm hình thái giải phẫu của loài Đậu săng. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng Các cá thể thuộc loài Đậu săng Cajanus cajan được trồng tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt nam. Mẫu thu thập gồm Cành mang lá và hoa để làm tiêu bản thực vật một số đoạn thân cành lá hoa quả và rễ tươi để nghiên cứu hình thái - giải phẫu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Các cá thể Đậu săng ươm trong bầu có chiều cao 25 - 30 cm cây con đủ tiêu chuẩn được trồng vào ô thí nghiệm TN 40 cây. Cây trồng theo luống mỗi luống 10 cây khoảng cách là 40 40 cm sử dụng ánh sáng tự nhiên. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa Sử dụng phương .