Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá các đặc tính hóa học đất trong hệ thống canh tác lúa-tôm; xác định khối lượng bùn đáy sau vụ tôm; hàm lượng dưỡng chất và khả năng khoáng hóa N của bùn đáy trong hệ thống lúa-tôm theo thời gian; đánh giá mức độ thay thế một phần lượng phân vô cơ của bùn đáy trong điều kiện canh tác của nông hộ. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ -o0o- HUỲNH VĂN QUỐC HUỲNH VĂN QUỐC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA BÙN ĐÁY TRÊN NĂNG SUẤT LÚA TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA-TÔM TẠI TỈNH CÀ MAU LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT Mã số 62620103 NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT MÃ NGÀNH 62.62.01.03 CẦN THƠ - 2020 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ -o0o- HUỲNH VĂN QUỐC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA BÙN ĐÁY TRÊN NĂNG SUẤT LÚA TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA-TÔM TẠI TỈNH CÀ MAU LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT Mã số 62620103 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS. CHÂU MINH KHÔI HỌC PGS. TS. CHÂU MINH KHÔI CẦN THƠ - 2020 2 TÓM LƯỢC Bùn đáy trong các hệ thống canh tác thủy sản được xem là nguồn gây ô nhiễm khi xả thải ra môi trường tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây cho thấy trong bùn đáy có chứa lượng chất dinh dưỡng có thể tái sử dụng cho cây trồng. Các nghiên cứu này chỉ tập trung cho bùn đáy ao nuôi cá da trơn và cá nước ngọt do đó cần phải có những nghiên cứu thực tế về bùn đáy trong điều kiện nước ngọt-mặn luân phiên điển hình ở Đồng bằng sông Cửu Long để phục vụ một số hệ thống canh tác đặc trưng của vùng trong đó hệ thống lúa-tôm được xem là hệ thống sản xuất nông nghiệp phù hợp vì có thể trồng lúa vào mùa mưa khi độ mặn xuống thấp nhưng vẫn có thể nuôi tôm vào mùa khô khi độ mặn tăng cao. Vì vậy đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu đánh giá đặc tính bùn đáy trong hệ thống canh tác đặc thù này về khối lượng và hàm lượng các dưỡng chất thiết yếu đồng thời nghiên cứu ứng dụng bùn để cung cấp dinh dưỡng cho canh tác vụ lúa trong hệ thống canh tác lúa-tôm. Trong nội dung nghiên cứu thứ nhất đề tài tiến hành khảo sát phỏng vấn điều tra kỹ thuật canh tác và xử lý bùn đáy của người dân khi thực hiện hệ thống lúa-tôm Khảo sát phân tích đặc tính hóa học ba nhóm mẫu đất 1 mẫu bùn đáy 2 mẫu đất tầng canh tác từ 0 đến 3 cm 3 mẫu đất tầng canh tác từ 3 đến 10 cm . Kết quả nghiên cứu cho thấy bùn đáy tích lũy trong hệ thống lúa- tôm có thể được xử lý rửa mặn và tận dụng hàm .