Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Việt Nam. Xác định tổ thành và chỉ số đa dạng tầng cây gỗ cho trạng thái rừng tự nhiên thuộc đối tượng nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ THANH NHÀN XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC TỔ THÀNH VÀ CHỈ SỐ ĐA DẠNG CÂY GỖ CHO MỘT SỐ Ô ĐỊNH VỊ NGHIÊN CỨU SINH THÁI THUỘC VÙNG TÂY NGUYÊN VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ THANH NHÀN XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC TỔ THÀNH VÀ CHỈ SỐ ĐA DẠNG CÂY GỖ CHO MỘT SỐ Ô ĐỊNH VỊ NGHIÊN CỨU SINH THÁI THUỘC VÙNG TÂY NGUYÊN VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC MÃ SỐ 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN GS.TS. VŨ TIẾN HINH Hà Nội 2011 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam trong những năm gần đây tình trạng lạm dụng tài nguyên rừng vẫn thường xuyên xẩy ra và công tác quản lý chưa chặt chẽ thêm vào đó là sức ép về dân số lương thực lối sống du canh du cư làm cho rừng bị tàn phá nhanh chóng suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Có nhiều nguyên nhân làm cho diện tích rừng nước ta bị thu hẹp chất lượng rừng thấp dẫn đến tác dụng phòng hộ và khả năng cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ chưa cao. Theo đó là sự gia tăng tác hại của thiên tai như bão lũ hạn úng dẫn đến tổn thất lớn về tài sản tính mạng con người và ngân sách nhà nước. Để khắc phục những hậu quả này chỉ có một cách là tăng độ che phủ của rừng. Những năm qua đã có nhiều chương trình cấp nhà nước như chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng 661 và chương trình bảo vệ 9 3 triệu ha rừng hiện có. Ngoài ra còn có nhiều dự án của Chính phủ của các tổ chức nước ngoài như PAM SIDA đã đem lại hiệu quả cao. Như vậy từ cấp quốc gia cũng như ngành lâm nghiệp đã chú trọng tới việc trồng mới và các giải pháp phục hồi rừng tự nhiên. Theo quan điểm sinh thái học đặc điểm cấu trúc thể hiện rõ những mối quan hệ qua lại giữa các thành phần của hệ sinh thái rừng và giữa chúng với môi trường. Việc nghiên cứu cấu trúc rừng nhằm duy trì rừng như một hệ sinh thái ổn định có sự hài hoà của các nhân tố cấu trúc lợi dụng tối đa mọi tiềm năng của điều .