Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận văn trình bày các nội dung chính sau: Khảo sát khả năng đối kháng với vi sinh vật chỉ thị của các chủng vi khuẩn biển phân lập được; Xác định phổ kháng khuẩn và bản chất của hợp chất kháng khuẩn; Tuyển chọn và định danh bằng gene 16s rRNA của một số chủng vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp bacteriocin; Nghiên cứu độ bền nhiệt của hợp chất kháng khuẩn và khảo sát ảnh hưởng của thời gian lên men đến khả năng sinh chất kháng khuẩn của ít nhất 01 chủng vi khuẩn biển có khả năng sinh tổng hợp bacteriocin. | BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - Lê Trọng Bằng NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ SÀNG LỌC CÁC CHỦNG VI KHUẨN BIỂN CÓ KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP BACTERIOCIN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Hà Nội 2021 BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - Lê Trọng Bằng NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ SÀNG LỌC CÁC CHỦNG VI KHUẨN BIỂN CÓ KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP BACTERIOCIN Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm Mã số 8420114 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Huỳnh Hoàng Như Khánh Hà Nội 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Huỳnh Hoàng Như Khánh và tham khảo thêm các tài liệu đã được công bố trước đó có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu này được thực hiện bởi sự tài trợ kinh phí từ đề tài Nghiên cứu phân lập và sàng lọc các chủng vi sinh vật biển có khả năng sinh tổng hợp bacteriocin nhằm ứng dụng trong nuôi trồng thủy hải sản mã số VAST 02.05 20-21. Các số liệu nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi trong suốt quá trình thực nghiệm tại Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hà Nội ngày 10 tháng 04 năm 2021 Tác giả luận văn Lê Trọng Bằng LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Huỳnh Hoàng Như Khánh đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tôi xin chân thành cảm ơn TS. Châu Minh Khánh - Phòng Công nghệ sinh học biển - Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang người đã giúp tôi hoàn thành tốt phần thực nghiệm của mình tôi xin chân thành cám ơn TS. Huỳnh Hoàng Như Khánh Chủ nhiệm đề tài VAST 02.05 20-21 đã cho phép tôi sử dụng nội dung công trình nghiên cứu này vào mục đích nghiên cứu viết và bảo vệ luận văn thạc sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đào Tấn Học và ThS. Lê Thị Thu Thảo Viện Hải dương học Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam đã hỗ trợ .