Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng Chăm sóc người bệnh cấp cứu: Bài 3 Sơ cứu vết thương với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày được cách đánh giá, sơ cứu các vết thương ở chân tay, đầu mặt cổ, ngực và bụng. Nêu được các bước xử trí một vết thương nói chung. Đánh giá, phân loại được vết thương và sơ cứu được 1 số vết thương. Áp dụng thành thạo, linh hoạt vào công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. | Bài 3 SƠ CỨU VẾT THƯƠNG CNĐD. NGUYỄN THỊ THU HÀ Mục tiêu - Trình bày được cách đánh giá sơ cứu các vết thương ở chân tay đầu mặt cổ ngực và bụng. - Nêu được các bước xử trí một vết thương nói chung. - Đánh giá phân loại được vết thương và sơ cứu được 1 số vết thương. - Áp dụng thành thạo linh hoạt vào công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Nội dung Sơ cứu vết thương là một công việc quan trọng. Vết thương nặng hay nhẹ là tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương và các nguy cơ do tổn thương đó gây ra tức thời hay về sau. Nội dung Có những vết thương chỉ làm rách da có những vết thương gây tổn thương ở cơ ở mạch máu ở thần kinh ở xương hoặc ở nội tạng. Mức độ nguy hiểm còn tuỳ thuộc vào các khu vực cơ thể và tác nhân gây ra tình hình nhiễm khuẩn và điều kiện xử trí ban đầu. Có thể phân loại vết thương theo khu vực cơ thể sau đây Vết thương chân tay. Vết thương đầu mặt cổ. Vết thương ngực. Vết thương bụng. 1. Vết thương chân tay và cách xử trí Nếu vết thương nhỏ chỉ làm xước da chảy máu nhẹ thì chỉ cần lau rửa sạch bằng nước ấm đã tiệt trùng rồi băng lại là đủ. Nếu vết thương rách da dài và sâu có làm đứt ngang cơ thì phải khâu lại các vết thương này thường có đứt mạch máu nếu là mạch máu lớn thì phải cầm máu trước rồi mới lau rửa băng bó. Nếu có gãy xương phải bó nẹp giữ cho xương ở nguyên 1 vị trí cố định xương trước khi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên và phải dự phòng sốc choáng. Vết thương có tổn thương ở khớp thường gây ra hậu quả xấu về sau nên cần chú ý chống nhiễm khuẩn thật tốt. 2. Vết thương đầu mặt cổ và cách xử trí Vết thương đầu mặt cổ thường gây chảy máu nhiều nhưng nếu không có tổn thương ở xương thì cũng ít gây nguy hiểm hơn chỉ cần rửa sạch băng dung dịch nước muối sinh lý và khâu lại nếu vết rách dài . 2. Vết thương đầu mặt cổ và cách xử trí Nếu có tổn thương ở xương như có lỗ thủng dịch não tuỷ chảy qua vết thương chất não màu trắng lòi ra qua vết thương nhìn thấy màng não qua vết thương có vết rạn nứt. gọi là vết thương sọ não hở là vết thương nặng vì có .