Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Với sự chủ động trong ý thức sáng tạo và quan niệm nghệ thuật thống nhất, viết về tình yêu, hôn nhân, gia đình, các cây bút truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại đã khẳng định mạnh mẽ quan điểm nam nữ bình quyền. Thông qua thế giới nghệ thuật được sáng tạo, những phương diện phong phú của vấn đề này đã được lật giở, xem xét bằng tiếng nói mang nhân vị giới đặc sắc. Bài viết tập trung làm rõ những biểu hiện của vấn đề bình đẳng giới trong truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam đương đại như là một trong những vấn đề xã hội – thẩm mĩ độc đáo | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI 10.18173 2354-1067.2021-0024 Social Sciences 2021 Volume 66 Issue 2 pp. 44-53 This paper is available online at http stdb.hnue.edu.vn VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TRUYỆN NGẮN CÁC NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VIẾT VỀ TÌNH YÊU HÔN NHÂN GIA ĐÌNH Trần Thị Hồng Nhung Khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt. Với sự chủ động trong ý thức sáng tạo và quan niệm nghệ thuật thống nhất viết về tình yêu hôn nhân gia đình các cây bút truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại đã khẳng định mạnh mẽ quan điểm nam nữ bình quyền. Thông qua thế giới nghệ thuật được sáng tạo những phương diện phong phú của vấn đề này đã được lật giở xem xét bằng tiếng nói mang nhân vị giới đặc sắc. Bài viết tập trung làm rõ những biểu hiện của vấn đề bình đẳng giới trong truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam đương đại như là một trong những vấn đề xã hội thẩm mĩ độc đáo. Từ khóa giới nữ bình đẳng giới văn học Việt Nam đương đại truyện ngắn nữ tình yêu hôn nhân gia đình. 1. Mở đầu Giới gender là khái niệm được sử dụng trong tương quan khu biệt với khái niệm giới tính hướng tới xác định các điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội. Trong lịch sử phát triển của nhân loại đến thời hiện đại câu chuyện bình đẳng giới mà thực chất là giành lại quyền bình đẳng cho nữ giới luôn được đặt ra ở các cấp độ khác nhau phát triển mạnh mẽ thành phong trào từ đầu thế kỉ XIX đến nay. Trong hầu hết các lĩnh vực của xã hội nữ quyền luận hay chủ nghĩa nữ quyền đều được bàn đến cả ở phương diện lí luận và thực tiễn mà văn học là một trong những địa hạt có những tiếng nói sâu sắc và quyết liệt. Trong công trình Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại tác giả Trần Huyền Sâm đã phác họa lịch sử nghiên cứu nữ quyền ở Pháp bao gồm làn sóng nữ quyền thứ nhất khoảng từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XX tập trung đòi quyền bình đẳng cho nữ giới về chính trị xã hội và hôn nhân gia đình trong đó về gia đình họ đòi quyền được tự do quyết định trong hôn nhân và quyền được li dị theo