Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra một số phương pháp khác nhau trong việc hướng dẫn học sinh tiếp cận và chứng minh hình học 8 và 9. Giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng sâu sắc mà còn giúp học sinh chủ động tự tìm ra con đường để giải một bài toán hình học chính xác. Sơ đồ phân tích đi lên là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển tư duy sáng tạo trong toán học của học sinh. | 1. Phần mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay thì đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài trên mọi lĩnh vực khoa học là chiến lược cơ bản của nền giáo dục đất nước. Sự phát triển của khoa học tự nhiên đặt nền móng cho toán học phát triển ngày càng vững chắc. Vì vậy dạy toán ở trường THCS ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh chúng ta phải chú trọng dạy cho học sinh phương pháp nghiên cứu tìm tòi phát triển tri thức một cách sáng tạo và dạy cho học sinh cách tự học là cơ bản. Chính vì lẽ đó mà các nhà khoa học giáo dục đã và đang nghiên cứu đổi mới cải tiến phương pháp dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Để dạy toán theo phương pháp đổi mới hiện nay quá trình dạy và học phải lấy học sinh làm trung tâm. Người Thầy cần phải thực hiện phương pháp dạy chủ động với phương châm Đến cái gì học sinh nói được viết được làm được thì giáo viên không nói không viết không làm thay tiến tới dạy cho học sinh biết tích cực chủ động sáng tạo phát triển năng lực học tự học tự rèn luyện . Người Thầy có một kiến thức sâu rộng chưa đủ mà phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy tìm ra những cách hướng dẫn cho học sinh tự học có hiệu quả qua từng bài giảng của mình trên lớp. Để đạt hiệu quả cao trong dạy học người thầy phải biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học phối hợp với nhau. Trong chương trình toán học bậc THCS phân môn hình học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Ở phân môn này các hoạt động trí tuệ của học sinh khi lĩnh hội và sử dụng kiến thức thường diễn ra rất nhanh. Vì vậy người thầy cần dạy cho học sinh nhận thức được các thao tác cấu thành hành động phát hiện và lĩnh hội kiến thức. Cùng với sự tích lũy thường xuyên theo thời gian khi các kiến thức hình học đã trở thành trực quan và hiển nhiên trong tư duy của học sinh thì các thao tác trí tuệ sử dụng các kiến thức ấy có những bước nhảy vọt và thu gọn . Tình hình đó thể hiện khi học sinh đi tìm tòi lời giải cho các bài toán hình học nhất là dạng toán chứng minh. Do đó việc hình thành cho học sinh các .