Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích của Luận án nhằm nghiên cứu đặc tính sinh thái loài để góp phần phát triển bền vững rừng Vầu đắng, nâng cao thu nhập cho người dân ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng rừng và phát huy khả năng phòng hộ của rừng Vầu đắng. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PT NÔNG THÔN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - Trần Ngọc Hải NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH THÁI LOÀI VẦU ĐẮNG Indosasa angustata Mc.Clure LÀM CƠ SỞ CHO CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÀ KINH DOANH RỪNG VẦU ĐẮNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PT NÔNG THÔN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - Trần Ngọc Hải NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH THÁI LOÀI VẦU ĐẮNG Indosasa angustata Mc.Clure LÀM CƠ SỞ CHO CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÀ KINH DOANH RỪNG VẦU ĐẮNG Chuyên ngành Kỹ thuật lâm sinh Mã số 62.62.60.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. Ngô Quang Đê Hà Nội - 2012 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Vầu đắng Indosasa angustata Mc.Clure là loài tre trúc bản địa có thân ngầm mọc tản phân bố tự nhiên ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Đây là loài cây đa tác dụng thân cây có thể làm nguyên liệu giấy ván ghép thanh đũa làm nhà chế biến than hoạt tính làm hàng rào măng Vầu đắng là một loại thực phẩm có chất lượng cao được nhân dân ưa chuộng. Rừng Vầu đắng có tầng tán lá dầy và xanh quanh năm hệ thân ngầm phát triển do đó phát huy tốt tác dụng phòng hộ. Trên thế giới cũng như ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân loại gây trồng và kinh doanh tre trúc. Hầu hết những công trình này tập trung vào nghiên cứu sinh trưởng kỹ thuật gây trồng khai thác chế biến một số loài tre trúc có thân ngầm mọc cụm hoặc với loài mọc tản như Trúc sào Phyllostachys pubescens 6 12 32 38 43 48 . Đối với các loài trong chi Vầu Indosasa chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu 15 72 75 79 . Cho đến nay ở Việt Nam đã thu thập được 223 mẫu tre trúc và phân loại được trên 50loài các loài khác do chưa thu đủ mẫu hoặc chưa đủ cơ sở để phân định loài. Vầu đắng có phân bố ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam chúng mọc tự nhiên hoặc được gây trồng hiện nay những biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong kinh doanh các lâm phần Vầu đắng chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm được đúc