Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong bài viết, nhóm tác giả phân tích những bất cập khi áp dụng các quy định về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề này. Mời các bạn tham khảo! | MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN Nguyễn Lê Trung Lê Ngọc Hiền Viện Công nghệ Việt Nhật Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Luật Hôn nhân amp Gia đình 2014 được ban hành đã giải quyết những hạn chế bất cập của Luật Hôn nhân amp Gia đình 2000. Trong đó có những điểm mới như thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn không cấm kết hôn đồng giới nâng độ tuổi kết hôn tăng cường bảo vệ phụ nữ và con đối với hôn nhân không đăng ký thêm yếu tố lỗi vào trong nguyên tắc phân chia tài sản chung Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tiễn thì gặp phải một số khó khăn và vướng mắc. Trong bài viết nhóm tác giả phân tích những bất cập khi áp dụng các quy định về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề này. Từ khóa Ly hôn phân chia tài sản tài sản chung của vợ chồng. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tài sản chung là một cụm từ gần như không thể tìm thấy trong thời kì phong kiến. Bởi lẽ ngày ấy với hệ tư tưởng Nho giáo đã thấm nhuần trong mỗi con người làm cho họ luôn mang ý niệm Trọng nam khinh nữ . Tuy nhiên Bộ luật Hồng Đức đã quy định về phân chia tài sản chung của vợ chồng. Đây là điểm nổi bật mà các triều đại khác cùng thời kỳ không thể thực hiện được. Sau đó vào thời kì Pháp thuộc nhìn sơ lược các bộ luật điều thấy được sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng. Hầu hết các điều khoản điều hướng đến bảo vệ quyền lợi của người chồng người gia trưởng trong gia đình. Ngày nay với hệ thống pháp luật gần như hoàn thiện thì bên cạnh việc điều chỉnh quan hệ nhân thân thì pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể điều chỉnh quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình giữa gia đình với các chủ thể khác trong xã hội giữa vợ và chồng. Mặc dù hệ thống pháp luật có hoàn thiện đến đâu thì vẫn bị yếu tố thực tiễn chi phối do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường và đời sống xã hội. Theo số liệu thống kê của Tòa án .