Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết nếu lên một trong những vấn đề quan trọng là cần tăng cường công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh trước các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp này. Đây là chìa khóa để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo! | TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở VIỆT NAM TRƢỚC TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƢ Trần Thu Thủy Đại học H Tĩnh Email thuy.tranthu@gmail.com Tóm tắt Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0 hay còn được gọi là Cuộc cách mạng công nghệ bắt đầu từ đầu thế kỷ XXI và đang diễn ra rất mạnh mẽ đặc trưng bởi sự hợp nhất không có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ vật lý kỹ thuật số và sinh học và đã có những tác động to lớn đến các lĩnh vực kinh tế xã hội và môi trường ở tất cả các cấp toàn cầu khu vực và từng quốc gia. Đối với Việt Nam cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta cũng như đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Một trong những vấn đề quan trọng là cần tăng cường công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh trước các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp này. Đây là chìa khóa để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa Cách mạng công nghiệp Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Quản lý kinh tế Quản trị kinh doanh Việt Nam Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra một sự thay đổi lớn trên phạm vi toàn cầu với việc cải thiện tính linh hoạt tốc độ năng suất và chất lượng của quá trình sản xuất. Trong các nhà máy thông minh các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định sẽ thay thế dần các dây chuyền sản xuất trước đây. Nhờ khả năng kết nối của hàng tỷ người trên trên thế giới thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận được với cơ sở dữ liệu lớn những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo công nghệ người máy Internet kết nối vạn vật xe tự lái công nghệ in 3 chiều công nghệ nano công nghệ sinh học khoa học vật liệu lưu trữ năng lượng và tính toán lượng tử 7 . Đối với Việt Nam đây là xu thế công nghệ .