Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong giai đoạn 1995-2015, Việt Nam và Thái Lan đã có nhiều nỗ lực tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại và đã đạt được những kết quả nhất định. Có được những kết quả đó là do sự điều chỉnh trong quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đối với Thái Lan, từ đó mở ra những tiến triển tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước. | QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - THÁI LAN TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015 TRẦN THƯ HIỀN Khoa Giáo dục chính trị Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Email trannhuhien@dhsphue.edu.vn Tóm tắt Trong giai đoạn 1995-2015 Việt Nam và Thái Lan đã có nhiều nỗ lực tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại và đã đạt được những kết quả nhất định. Có được những kết quả đó là do sự điều chỉnh trong quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đối với Thái Lan từ đó mở ra những tiến triển tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước. Từ khoá Quan hệ Việt Nam - Thái Lan kinh tế thương mại. 1. MỞ ĐẦU Việt Nam và Thái Lan vốn có quan hệ lâu đời nhưng do những yếu tố khách quan và chủ quan tác động mối quan hệ này đã trải qua những bước thăng trầm. Sau chiến tranh lạnh vì xu thế quốc tế vì lợi ích hai phía quan hệ Việt Nam Thái Lan bước sang một thời kỳ mới để đi đến hợp tác toàn diện. Đặc biệt sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN 7-1995 mối quan hệ này đã được thay đổi về chất là cơ sở hết sức thuận lợi để tăng cường hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Những thành tựu đạt được trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại trong giai đoạn này là một minh chứng đầy đủ nhất. 2. NỘI DUNG 2.1. Bối cảnh quốc tế khu vực và chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam Thái Lan 2.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực Từ năm 1991 Liên Xô tan rã dẫn đến những biến đổi to lớn về quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trên cơ sở hai khối đối lập do Liên Xô và Hoa kỳ đứng đầu trật tự thế giới hai cực tan rã mở ra thời kỳ hình thành một trật tự thế giới mới. Trên phạm vi thế giới những cuộc chiến tranh cục bộ xung đột tranh chấp vẫn còn nhưng xu thế chung là hoà bình hợp tác và phát triển. Thêm vào đó các nước trên thế giới tiếp tục xu thế chạy đua vũ trang khiến các nước nhất là các nước đang phát triển đã đổi mới tư duy đối ngoại thực hiện chính sách đa phương hoá đa dạng hoá quan hệ quốc tế mở rộng tăng cường liên kết