Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm phân tích sự tham gia của công tác xã hội trong việc nâng cao quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục cho học sinh THPT vùng DTTS tỉnh Lai Châu. Mời các bạn cùng tham khảo! | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - BÙI THANH BÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH LAI CHÂU Chuyên ngành Công tác xã hội Mã số Đào tạo thí điểm TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội - 2020 Công triǹ h đươ ̣c hoàn thành ta ̣i Trường Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân văn - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Hoàng Thu Hương Phản biện 1 . Phản biện 2 . Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng cấp cơ sở chấm luận án tiến sĩ họp tại Vào hồi .giờ. ngày.tháng.năm. Cụ thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam chính sách phổ cập giáo dục được triển khai đến cấp phổ thông cơ sở. Đối với học sinh dân tộc thiểu số chính sách này được tích hợp với rất nhiều các chính sách khác để hỗ trợ trẻ và gia đình của trẻ có thể vượt qua các rào cản thực tế ví dụ như hoàn cảnh kinh tế khó khăn giao thông bất lợi để trẻ có thể được đến trường. Chỉ tính riêng giáo dục từ năm 2010 đến năm 2017 ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương thực hiện chính sách cho học sinh các trường chuyên biệt khoảng 15.488 tỷ đồng trong đó hỗ trợ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú khoảng 6.728 tỷ đồng hỗ trợ tiền ăn và hỗ trợ tiền nhà ở cho học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú khoảng 8.760 tỷ đồng. Các báo cáo cho thấy các nỗ lực chính sách đã đạt được những hiệu quả rất đáng ghi nhận tỷ lệ học sinh vùng DTTS đến trường được duy trì và gia tăng đáng ghi nhận qua các năm. Tuy nhiên hiện tượng bỏ học sớm vẫn diễn ra ở các cấp khác nhau hoặc nếu các em đi học việc tiếp thu lợi ích thực sự của giáo dục vẫn chưa cao thể hiện ở việc các em không đạt kết quả tốt trong học tập. Theo tổng kết của bà Hà Thị Khiết Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân tộc UBTƯ MTTQ thì tính tới năm 2018 tỷ lệ biết chữ của trẻ em dân tộc thiểu số chỉ đạt 78 tỷ lệ mù .