Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam sau 1986

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Sau Đổi mới 1986, tư tưởng phê bình văn học Việt Nam có nhiều thay đổi. Trí thức Việt hướng ra thế giới để học hỏi, tiếp thu và truyền bá các tư tưởng tích cực vào Việt Nam. Điển hình, có thể kể đến phê bình xã hội học, phê bình đối thoại, phê bình phân tâm học, phê bình hiện sinh, phê bình hậu hiện đại và gần đây nhất là phê bình kí hiệu học. | TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3 2016 13 TƯ TƯỞNG PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1986 Lê Huy Bắc1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt Sau Đổi mới 1986 tư tưởng phê bình văn học Việt Nam có nhiều thay đổi. Trí thức Việt hướng ra thế giới để học hỏi tiếp thu và truyền bá các tư tưởng tích cực vào Việt Nam. Điển hình có thể kể đến phê bình xã hội học phê bình đối thoại phê bình phân tâm học phê bình hiện sinh phê bình hậu hiện đại và gần đây nhất là phê bình kí hiệu học. Mỗi hướng phê bình đều có mặt mạnh mặt yếu của nó và đã làm phong phú đời sống văn học Việt Nam. Từ khóa Phê bình văn học phê bình văn học sau Đổi mới các khuynh hướng phê bình 1. MỞ ĐẦU Sau Đổi mới 1986 đương nhiên tư tưởng phê bình văn học cũng đổi mới. Cùng với sự hội nhập kinh tế văn hoá Việt Nam vào dòng chảy chung của thời đại nền phê bình lí luận Việt Nam cũng chuyển đổi theo. Dễ nhận thấy là những tư tưởng phê bình văn học lớn của thế giới kể từ thời điểm đó đã được cập nhật không ngừng vào đời sống văn học Việt. Trước đó chúng ta đã có một truyền thống phê bình xã hội học với không ít thành tựu. Cơ sở của phê bình này là những quy chiếu đến các vấn đề lịch sử con người trong đời sống xã hội với một dụng ý giáo huấn rõ ràng. Cách phê bình này không có gì là sai lạc thậm chí nó có thể hiên ngang trong nhóm những tư tưởng phê bình lí luận hàng đầu của nhân loại từ cổ chí kim. Chỉ có điều là sự vận dụng đôi lúc rơi vào cực đoan biến nó thành xã hội học dung tục quy chiếu một cách chủ quan và áp đặt mà không dựa trên bản chất của văn chương là hư cấu và việc giống hay khác với thực tiễn thì đều cần phải xem xét cả khía cạnh thẩm mĩ hay làm văn của người sáng tác. 1 Nhận bài ngày 25.03.2016 gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016. Liên hệ tác giả Lê Huy Bắc Email lehuybac@gmail.com TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3 2016 14 Phê bình xã hội học văn học vì thế luôn bổ ích cho mọi thời. Nói không quá đây chính là trường phái nghiên cứu văn chương lâu đời và bền vững nhất trong tiến trình lí luận nghệ thuật của nhân .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.