Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm xây dựng công nghệ xử lý nước thải chế biến cao su tự nhiên theo hướng thu hồi các chất dinh dưỡng và năng lượng bằng các phương pháp hóa lý – sinh học kết hợp. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - Dương Văn Nam NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CAO SU BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ SINH HỌC KẾT HỢP Chuyên ngành Kỹ thuật môi trường Mã số 9 52 03 20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Hà Nội 2019 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1 TS. Phan Đỗ Hùng Người hướng dẫn khoa học 2 PGS. TS. Nguyễn Hoài Châu Phản biện 1 PGS. TS. Vũ Đức Toàn Phản biện 2 PGS. TS. Cao Thế Hà Phản biện 3 PGS. TS. Trần Thị Việt Nga Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi giờ . ngày tháng năm 2020. Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Việt Nam là một trong ba nước dẫn đầu thế giới về khai thác và xuất khẩu cao su thiên nhiên CSTN . Mỗi năm ngành chế biến CSTN nước ta phát thải trên 25 triệu m3 nước thải. Đây là một trong những loại nước thải có mức độ ô nhiễm rất cao bởi các thành phần hữu cơ nitơ photpho và tổng chất rắn lơ lửng TSS . Hiện nay công nghệ xử lý nước thải XLNT đang được áp dụng trong ngành chế biến CSTN ở nước ta chủ yếu kết hợp một số trong các quá trình tách gạn mủ tuyển nổi kỵ khí UASB đệm bùn kỵ khí dòng hướng lên mương oxy hóa bể sục khí hồ tảo hồ sinh học. Các hệ thống xử lý này vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như hiệu quả xử lý chưa cao các chỉ tiêu COD BOD N-amoni tổng nitơ TN và TSS trong nước thải sau xử lý ở nhiều nhà máy vẫn cao hơn quy chuẩn cho phép nhiều lần. Mặc dù chế biến CSTN là một trong năm ngành công nghiệp điển hình phát sinh nước thải có tải lượng chất bẩn cao dệt nhuộm chế biến mủ cao su sản xuất giấy sản xuất cồn rượu và nước rỉ rác nhưng tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu XLNT chế biến CSTN. Đến nay chưa có nghiên cứu nào theo định .