Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về bảo vệ rừng. Phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại tỉnh Đắk Lắk. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về bảo vệ rừng tại tỉnh Đắk Lắk. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI SANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TẠI TỈNH ĐẮK LẮK CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK NĂM 2018 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH - PHÂN VIỆN KHU VỰC TÂY NGUYÊN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HÀ QUANG THANH Phản biện 1 TS. Lê Văn Từ Phản biện 2 TS.Tuyết Hoa Niê KDăm Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Học viện Hành chính - Phân viện khu vực Tây Nguyên Vào hồi 11 giờ 15 ngày 27 tháng 01 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia - Phân viện khu vực Tây Nguyên. Hoặc trên trang Web Khoa sau đại học Học viện Hành chính Quốc Gia. ii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm qua có sự thay đổi lớn đặc trưng nhất là chuyển hướng từ lâm nghiệp nhà nước sang thực hiện xã hội hóa nghề rừng với chính sách phát triển lâm nghiệp hướng vào người dân lấy người dân là đối tượng và lực lượng chính để bảo vệ và phát triển rừng BV amp PTR . Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương chính sách pháp luật nhằm thúc đẩy hỗ trợ cho công tác quản lý điều hành thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động BV amp PTR. Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đã đề ra nhiệm vụ của ngành Lâm nghiệp là phải xã hội hóa toàn diện về quản lý bảo vệ rừng về đầu tư phát triển rừng đa thành phần trong sở hữu sử dụng tài nguyên rừng đa hình thức tổ chức quản lý BV amp PTR và đa dạng hóa các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp tiến tới thực hiện quản lý rừng bền vững nhằm đạt được 3 mục tiêu quan trọng là Kinh tế - Kỹ thuật môi trường và xã hội. Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 1.312.345 ha là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh địa bàn đầu nguồn quan trọng đối với môi trường sinh thái các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. .