Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Từ cải cách trang phục dưới thời võ vương Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng nghĩ đến tư tưởng thống nhất, tự chủ về văn hóa

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết trình bày những tư liệu phản ánh bối cảnh lịch sử, công cuộc cải cách trang phục dưới thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng, đồng thời chứng minh việc cải cách trang phục này nhằm mục đích thể hiện tư tưởng thống nhất, tự chủ về văn hóa của triều đại; tạo cơ sở quan trọng cho sự hình thành, phát triển chiếc áo dài và dần chính thức trở thành quốc phục của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. | Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 7 161 . 2020 37 TỪ CẢI CÁCH TRANG PHỤC DƯỚI THỜI VÕ VƯƠNG NGUYỄN PHÚC KHOÁT VÀ VUA MINH MẠNG NGHĨ ĐẾN TƯ TƯỞNG THỐNG NHẤT TỰ CHỦ VỀ VĂN HÓA Phan Thanh Hải 1. Lời dẫn Trong lịch sử Việt Nam đối với các triều đại trước thời Nguyễn mà tiêu biểu là dưới thời Lê sự thay đổi trang phục hầu như chỉ diễn ra ở tầng lớp hoàng thân quốc thích quý tộc quan lại chủ yếu là trang phục dành cho đời sống hoàng gia và việc thực hành các nghi lễ tế tự trong cung đình tức Lễ phục và Tế phục . Trong khi đó Võ vương Nguyễn Phúc Khoát giữ ngôi chúa ở Đàng Trong 1738-1765 và vua Minh Mạng 1820-1841 đã chủ trương cải cách toàn diện đời sống xã hội dân chúng phải thay đổi trang phục để phân biệt Đàng Trong với Đàng Ngoài và Đại Nam 1 với Trung Hoa. Vấn đề cải cách trang phục dưới thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng không chỉ dừng lại ở hình thức và chỉ trong bộ phận tinh hoa mà còn thực hiện một cách triệt để toàn diện đối với mọi tầng lớp xã hội. Điều đó đã phản ánh tư tưởng thống nhất tự chủ về văn hóa của triều đại đang trong thời kỳ hưng thịnh. Hai sự kiện lịch sử này cũng là tiền đề rất quan trọng để chiếc áo dài Huế - áo dài Ngũ thân ra đời và được phổ biến rộng rãi từ Nam ra Bắc. Áo dài Ngũ thân trở thành trang phục của mọi tầng lớp trong xã hội từ vua chúa quý tộc quan lại cho đến thường dân nam nữ và chính thức trở thành quốc phục của dân tộc. Hai sự kiện lịch sử trên cũng chứng minh rằng Huế vừa là chiếc nôi sản sinh ra áo dài vừa là kinh đô áo dài của Việt Nam. Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày những tư liệu phản ánh bối cảnh lịch sử công cuộc cải cách trang phục dưới thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng đồng thời chứng minh việc cải cách trang phục này nhằm mục đích thể hiện tư tưởng thống nhất tự chủ về văn hóa của triều đại tạo cơ sở quan trọng cho sự hình thành phát triển chiếc áo dài và dần chính thức trở thành quốc phục của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. 2. Bối cảnh lịch sử Đàng Trong và Đại Nam tiền đề

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.