Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tiến hành đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế về rối loạn tự kỷ ở trẻ sau một năm triển khai chương trình truyền thông về rối loạn tự kỷ ở trẻ em tại cộng đồng (từ tháng 1/2018 đến tháng 1/2019) tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình. | Hứa Thanh Thủy và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển Tập 04 Số 02-2020 Journal of Health and Development Studies Vol.04 No.02-2020 BÀI BÁO NGHIÊN CỨU GỐC Sự thay đổi kiến thức thái độ thực hành của nhân viên y tế về rối loạn tự kỷ ở trẻ sau một năm can thiệp tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình Hứa Thanh Thủy1 Nguyễn Thái Quỳnh Chi1 Nguyễn Thị Nga1 Đinh Thu Hà1 Nguyễn Thị Hương Giang2 Nguyễn Thanh Hương1 TÓM TẮT Mục tiêu Đánh giá sự thay đổi kiến thức thái độ thực hành của nhân viên y tế NVYT về rối loạn tự kỷ RLTK ở trẻ sau một năm triển khai chương trình truyền thông về RLTK ở trẻ em tại cộng đồng từ tháng 1 2018 đến tháng 1 2019 tại hai tỉnh Hòa Bình và Thái Bình. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau không có nhóm chứng với cỡ mẫu 300 và 295 NVYT ở ba tuyến xã huyện và tỉnh tương ứng với thời điểm trước can thiệp TCT và sau can thiệp SCT được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn. Kết quả Về kiến thức trong tổng số 14 câu hỏi 13 câu có tỷ lệ trả lời đúng SCT cao hơn TCT OR từ 1 17 - 4 73 trong đó sự thay đổi có ý nghĩa thống kê ở 5 câu về dấu hiệu cờ đỏ và 3 câu về sai lầm trong điều trị RLTK. Với 5 câu hỏi tổng là 25 điểm đánh giá thái độ điểm trung vị SCT là 17 cao hơn 1 điểm so với TCT p0 05 . Kết luận Chương trình can thiệp giúp nâng cao kiến thức và thái độ của NVYT về RLTK ở trẻ. Cần tiếp tục duy trì chương trình để thấy được sự thay đổi về thực hành của NVYT. Từ khóa Tự kỷ rối loạn tự kỷ can thiệp kiến thức thái độ thực hành nhân viên y tế ĐẶT VẤN ĐỀ quả. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy thực trạng chậm trễ trong chẩn đoán và can thiệp cho Rối loạn tự kỷ RLTK là một nhóm các rối trẻ RLTK 4 5 và một trong những nguyên loạn phát triển phức hợp của não đặc trưng bởi nhân của tình trạng này là sự hạn chế về kiến những khó khăn trong tương tác xã hội giao thức thái độ thực hành của các nhóm đối tượng tiếp và một loạt các hành vi và mối quan tâm thường xuyên tiếp xúc với trẻ như người chăm