Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung của Bài giảng Cơ học ứng dụng bao gồm ba phần: Cơ học vật rắn tuyệt đối, cơ học vật rắn biến dạng (Sức bền vật liệu) và chi tiết máy, trong đó phần Cơ học vật rắn tuyệt đối và chi tiết máy được viết gộp trong 3 chương bao gồm nội dung về tĩnh học, động học và động lực học chất điểm và cơ hệ. Phần Cơ học vật rắn biến dạng được viết trong 1 chương bao gồm các nội dung về các hình thức chịu lực đơn giản và phức tạp của thanh. | LỜI NÓI ĐẦU Cơ học ứng dụng là một phần kiến thức căn bản đối với kỹ sư thuộc các ngành kỹ thuật vì vậy môn học này được bố trí trong chương trình đào tạo của nhiều trường đại học như đại học Bách khoa Hà Nội Giao thông vận tải Thuỷ lợi Xây dựng Ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định môn học này được giảng dạy cho sinh viên hệ đại học chuyên nghành Điện- Điện tử. Hiện nay các trường đại học đều có tài liệu riêng giảng dạy về môn học này với các tên gọi khác nhau như Cơ học cơ sở Cơ học kỹ thuật v.v. với nội dung thời lượng và khối lượng kiến thức rất khác nhau do đặc thù của ngành. Chính vì vậy việc biên soạn một bài giảng môn học Cơ học ứng dụng riêng cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định là rất cần thiết. Theo chương trình môn học Cơ học ứng dụng được xây dựng để giảng dạy cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định nội dung của môn học bao gồm ba phần Cơ học vật rắn tuyệt đối cơ học vật rắn biến dạng Sức bền vật liệu và chi tiết máy trong đó phần Cơ học vật rắn tuyệt đối và chi tiết máy được viết gộp trong 3 chương bao gồm nội dung về tĩnh học động học và động lực học chất điểm và cơ hệ. Phần Cơ học vật rắn biến dạng được viết trong 1 chương bao gồm các nội dung về các hình thức chịu lực đơn giản và phức tạp của thanh. Cuốn bài giảng được viết trên cơ sở chương trình môn học Cơ học ứng dụng. Người biên soạn đã cố gắng trình bày những vấn đề cơ bản của Cơ học theo quan điểm hiện đại đảm bảo tính sư phạm và yêu cầu chất lượng của một bài giảng giảng dạy đại học. Những kiến thức trình bày trong bài giảng này là những kiến thức tối thiểu cần thiết nhằm trang bị các kiến thức cơ học nền tảng trong hệ thống kiến thức cung cấp cho các sinh viên đặc biệt cho các sinh viên phi cơ khí. Cuốn bài giảng được biên soạn lần đầu nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sư góp ý của các đồng nghiệp và các em sinh viên để có điều kiện sửa chữa hoàn thiện hơn cuốn bài giảng nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy và học .