Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hiện nay các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đã và đang chuyển sang mô hình đào tạo theo tín chỉ. Hình thức đào tạo này, giúp người học hoàn toàn quyết định kế hoạch học tập theo khóa học và từng học kì để phù hợp với năng lực và hoàn cảnh cụ thể. Để đạt được kết quả cao trong quá trình học tập thì bản thân người học cần nhận thức đúng về những yếu tố liên quan của hình thức đào tạo tín chỉ. | 331 VAI TRÒ CỦA NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ NGƯỜI HỌC CẦN PHẢI BIẾT SV. Trần Quốc Giang ThS. Nguyễn Thế Hồng Tóm tắt. Hiện nay các trường đại học cao đẳng tại Việt Nam đã và đang chuyển sang mô hình đào tạo theo tín chỉ. Hình thức đào tạo này giúp người học hoàn toàn quyết định kế hoạch học tập theo khoá học và từng học kì để phù hợp với năng lực và hoàn cảnh cụ thể. Để đạt được kết quả cao trong quá trình học tập thì bản thân người học cần nhận thức đúng về những yếu tố liên quan của hình thức đào tạo tín chỉ. 1. Mở đầu Trong Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 2020 đã nêu cần thiết phải Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức chuyển đổi ngành nghề liên thông chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài 24 vì hình thức đào tạo này đã tồn tại hơn một thế kỉ qua ở nhiều nước trên thế giới. Bài viết đề cập đến các yếu tố liên quan trong quá trình đào tạo tín chỉ mà bản thân mỗi người học cần phải biết hiểu nhằm linh hoạt thực hiện để đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện. 2. Nội dung chính 2.1. Nhận thức đúng về những đặc điểm cơ bản và lợi ích của đào tạo theo học chế tín chỉ Trong đào tạo theo học chế tín chỉ có một số đặc điểm sau - Chương trình đào tạo cấu tạo thành các học phần với các tín chỉ - Quá trình học tập là sự tích lũy kiến thức của người học theo từng học phần tín chỉ - Đăng kí học đầu mỗi học kỳ lớp học tổ chức theo từng học phần - Đơn vị học vụ là học kỳ. Mỗi năm học có thể chia thành 2 học kỳ 15-16 tuần 3 học kỳ 10-12 tuần hoặc 4 học kỳ 10 tuần theo mùa của năm - Đánh giá thường xuyên thang điểm chữ A B C D F điểm trung bình chung tốt nghiệp - Quy định khối lượng kiến thức phải tích luỹ cho từng văn bằng. Khái niệm sinh viên năm thứ tùy thuộc vào số tín chỉ tích lũy - Có hệ thống cố vấn học tập - Chương trình đào tạo mềm dẽo .