Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết góp phần làm phong phú thêm kho tàng tri thức về cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc thiểu số nói chung và của đồng bào dân tộc Mông nói riêng tại khu vực nghiên cứu đồng thời làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo. | . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 ĐIỀU TRA CÂY THUỐC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG THEO KINH NGHIỆM CỦA DÂN TỘC MÔNG TẠI XÃ MƢỜNG PHĂNG HUYỆN ĐIỆN BIÊN TỈNH ĐIỆN BIÊN Vũ Thị Liên Hù Thị Mé Hoàng Thị Thanh Hà Trường Đại học Tây Bắc Xã Mường Phăng huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên có tổng diện tích tự nhiên là 3.474 44 ha trong đó diện tích rừng là 1495 5 ha có địa hình khá phức tạp độ cao từ 958 m đến 1.478 m so với mặt nước biển. Toàn xã có 1112 hộ với 5164 khẩu sống ở 26 bản gồm 3 dân tộc sinh sống Dân tộc Mông có 1189 khẩu chiếm 23 02 dân tộc Thái có 3915 khẩu chiếm 75 81 và dân tộc Kinh có 60 khẩu chiếm 1 7 Theo báo cáo của UBND xã Mường Phăng 2016 . Phát triển kinh tế của địa phương chủ yếu dựa vào canh tác nương rẫy trồng lúa ngô bầu bí dưa . Với đặc điểm địa hình khá đa dạng vàkhí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao nên xã Mường Phăng có điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của hệ thực vật trong đó có nhiều loài cây được đồng bào dân tộc Mông sử dụng làm thuốc cùng với nhiều bài thuốc có giá trị phòng và chữa bệnh.Tuy nhiên do trong quá trình thu hái người dân địa phương chưa chú ý đến khai thác bền vững dẫn đến nguồn tài nguyên cây thuốc có giá trị này đang dần cạn kiệt. Bên cạnh đó do đốt nương làm rẫy và do các thương lái đặt hàng thu mua những loài cây dược liệu quý phân bố tự nhiên dưới các thảm thực vật rừng. Chính vì vậy khi diện tích rừng ngày càng suy giảm thì kèm theo trữ lượng các loài cây thuốc cũng giảm sút đáng kể. Đặc biệt với những loài có khả năng tái sinh và sinh trưởng chậm thì nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng là rất cao. Để góp phần làm phong phú thêm kho tàng tri thức về cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc thiểu số nói chung và của đồng bào dân tộc Mông nói riêng tại khu vực nghiên cứuđồng thời làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo. Vì vậy đề tài Điều tra cây thuốc và giá trị sử dụng theo kinh nghiệm của dân tộc Mông tại xã Mường Phăng huyện Điện Biên