Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết đề cập đến những nội dung tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo đồng thời khái quát quá trình vận dụng quan điểm đó trong việc xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay. | Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO VẬN DỤNG Ở NINH BÌNH HIỆN NAY ThS. Phạm Thị Thu Hằng Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình Tóm tắt Đoàn kết tôn giáo là một trong những tư tưởng quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Đó chính là kết quả của sự tiếp thu và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình Người ra đi tìm đường cứu nước và vận dụng sáng tạo vào Việt Nam trong bối cảnh toàn dân tộc đang bị thực dân Pháp áp bức và đô hộ. Những quan điểm đó cũng chính là kim chỉ nam để Đảng Nhà nước ta vạch ra đường lối chính sách về tín ngưỡng tôn giáo phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam trong các chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước. Bài viết đề cập đến những nội dung tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo đồng thời khái quát quá trình vận dụng quan điểm đó trong việc xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa Tư tưởng Hồ Chí Minh đoàn kết tôn giáo Ninh Bình. I. MỞ ĐẦU Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đoàn kết tôn giáo tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng tôn giáo của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh đoàn kết tôn giáo gồm đoàn kết giữa đồng bào có tín ngƣỡng tôn giáo với đồng bào không có tín ngƣỡng tôn giáo đoàn kết giữa đồng bào theo các tín ngƣỡng tôn giáo khác nhau và đoàn kết giữa đồng bào trong cùng tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc dƣới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng. Là một ngƣời cộng sản theo Chủ nghĩa Mác - Lênin Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ phản đối bài xích các tôn giáo. Ngƣời luôn luôn có thái độ tôn trọng và đề cao vai trò của những vị đã sáng lập ra các tôn giáo. Ngƣời khẳng định Mục đích cao cả của Phật Thích Ca và chúa Giê-su đều giống nhau. Thích Ca và Giê- su đều muốn mọi ngƣời có cơm ăn áo mặc bình đẳng tự do và thế giới đại đồng. Vì vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là mẫu .