Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trên cơ sở nghiên cứu về chữ “quân” trong An Hoạch sơn Báo Ân tự bi ký và các thư tịch cổ như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư Bài viết kết luận danh xưng Thanh Hóa ra đời vào năm 1029 (niên hiệu Thiên Thành thứ 2, triều vua Lý Thái Tông). | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA DANH XƯNG THANH HÓA PGS.TS. Trần Văn Thức1 TS. Nguyễn Hữu Tâm2 Tóm tắt Từ năm 2010 đến nay tỉnh Thanh Hóa đã 3 lần tổ chức hội thảo khoa học để xác định thời điểm ra đời của danh xưng Thanh Hóa với tư cách là một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Có nhiều quan điểm đã được đưa ra chủ yếu dựa trên nguồn tư liệu bi ký và thư tịch cổ đáng lưu ý là 2 mốc thời gian năm 1010 và 1029. Trên cơ sở nghiên cứu về chữ quân trong An Hoạch sơn Báo Ân tự bi ký và các thư tịch cổ như Việt sử lược Đại Việt sử ký toàn thư bài viết kết luận danh xưng Thanh Hóa ra đời vào năm 1029 niên hiệu Thiên Thành thứ 2 triều vua Lý Thái Tông . Đồng thời căn cứ thêm vào thông lệ thời gian tiến hành các công việc trọng đại của triều đình thời quân chủ và lịch biểu tác giả bài viết dự đoán ngày ra đời danh xưng Thanh Hóa có thể lựa chọn trong các ngày từ mồng 2 tháng 5 tức ngày 18 tháng 7 năm 1029 đến ngày 14 tháng 5 tức ngày 30 tháng 7 năm 1029 năm Kỷ Tỵ. Từ khóa Danh xưng Thanh Hóa thời điểm ra đời triều Lý. 1. Thêm một cách hiểu chữ quân 軍trong tấm bia An Hoạch sơn Báo Ân tự bi kí Hầu như các bài nghiên cứu đều đưa ra những cứ liệu để xác định thời điểm xuất hiện của danh xưng Thanh Hóa trong đó tập trung vào 4 tấm bia có niên đại triều Lý được phát hiện tại các địa phương Thanh Hóa có thể coi là những sử liệu thành văn thuyết phục nhất còn lại đến nay. Chúng tôi đặc biệt lưu ý đến tấm bia An Hoạch sơn Báo Ân tự bi kí3do học giả Hoàng Xuân Hãn tiến hành sao rập từ năm 1943. Các nhà nghiên cứu văn bản học nhận định Văn bia đến nay đã khá mờ không có dấu hiệu khắc lại. Xét về hình thức văn bia cũng như lối viết của văn bia đây đúng là bia thời Lý 4. Nội dung của văn bia này đã được Hoàng Xuân Hãn công bố đầu tiên trong sách Lý Thường Kiệt lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý do nhà xuất bản Sông Nhị Hà Nội xuất bản năm Kỷ Sửu 1949. Hoàng Xuân Hãn đã viết Bia BA5 chép rõ ràng hơn. Bia ấy nói Năm Nhâm Tuất Hoàng đế đặc gia một quân ở trấn Thanh