Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày việc mở rộng và phát triển mô hình điều độ được xây dựng bởi Herer và Masin (1997), hiệu chỉnh mô hình để áp dụng cho trường hợp đẩy và kéo để giải quyết bài toán điều độ sản xuất cho sản phẩm điện tử. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM SỐ 2 47 2016 133 MÔ HÌNH TOÁN CHO BÀI TOÁN ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT DÙNG CHO HỆ THỐNG ĐẨY KÉO VÀ HỖN HỢP Ngày nhận bài 08 09 2015 Nguyễn Ngọc Bình Phương1 Ngày nhận lại 28 09 2015 Phan Trí Tuấn Anh2 Ngày duyệt đăng 26 02 2016 Đường Võ Hùng3 TÓM TẮT Trong nghiên cứu này chúng tôi mở rộng và phát triển mô hình điều độ được xây dựng bởi Herer và Masin 1997 chúng tôi đã hiệu chỉnh mô hình để áp dụng cho trường hợp đẩy và kéo để giải quyết bài toán điều độ sản xuất cho sản phẩm điện tử. Mô hình này nhằm khắc phục những nhược điểm cũng như phát huy được những lợi thế của hệ thống vận hành truyền thống như đẩy kéo thuần túy pure pull push của hệ thống Just-In-Time và hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu MRP . Mô hình được hiệu chỉnh này có thể giúp các nhà sản xuất của Việt nam khắc phục được việc lập kế hoạch sản xuất kém hiệu quả một nhược điểm lớn của hầu hết các công ty sản xuất của Việt nam. Với việc xác định lời giải nhanh chóng cho bài toán điều độ và lập kế hoạch sản xuất kết quả của mô hình giúp cho những nhà quản lý có thể hiệu chỉnh kịp thời những kế hoạch đang thực hiện cũng như ra quyết định hiệu quả cho việc lập kế hoạch mới ngay cả khi tập đơn hàng điều độ có sự thay đổi rất phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đây là mô hình toán phức tạp và cấu trúc phi tuyến nên đòi hỏi giải thuật phức tạp cũng như mất nhiều thời gian để tìm lời giải. Do vậy giải thuật Tabu đã được ứng dụng để tìm lời giải trong nghiên cứu này. Từ khóa Điều độ và lập kế hoạch hệ thống kéo hệ thống đẩy hỗn hợp giải thuật tabu. ABSTRACT In this research we revised and extended the mathematical model that was developed by Herer and Masin 1997 the modified model can be applied for push and pull systems into integrating scheduling and sequencing problems. This model tried to inherit the benefits of both pure push MRP systems and pure pull JIT systems . As the model is modified for Vietnamese companies this research will support the production managers for