Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng các tiêu chí đánh giá vị trí quan trắc nước mặt làm cơ sở bổ sung hoặc điều chỉnh các vị trí quan trắc phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố qua từng thời kỳ do chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt nên mạng lưới hiện nay thực hiện theo kế hoạch hằng năm nhưng chưa có kế hoạch phát triển tổng thể. Bên cạnh đó, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể nào liên quan đến xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá vị trí quan trắc nước mặt. | Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 20 4 2020 116-126 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỊ TRÍ QUAN TRẮC NƯỚC MẶT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Ngọc Hòa1 Đặng Hồ Phương Thảo1 Nguyễn Bích Hằng2 1 Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 2 Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM Email pnh8110@gmail.com Ngày nhận bài 07 9 2020 Ngày chấp nhận đăng 04 12 2020 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng các tiêu chí đánh giá vị trí quan trắc nước mặt làm cơ sở bổ sung hoặc điều chỉnh các vị trí quan trắc phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố qua từng thời kỳ do chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt nên mạng lưới hiện nay thực hiện theo kế hoạch hằng năm nhưng chưa có kế hoạch phát triển tổng thể. Bên cạnh đó ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể nào liên quan đến xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá vị trí quan trắc nước mặt. Kết quả nghiên cứu dựa trên các hướng dẫn của nhóm chuyên gia JICA qua Dự án tăng cường năng lực quản lý nguồn nước và UNEP WHO UNESCO WMO qua hướng dẫn GEMS WATER Operation guide đã đưa ra các tiêu chí bao gồm tiêu chí bắt buộc tính đại diện tính dễ tiếp cận và hiệu quả tính phù hợp và ổn định tính an toàn và tiêu chí khuyến khích mục đích sử dụng nước cũng như quy trình đánh giá vị trí quan trắc nước mặt. Với kết quả này có thể sử dụng làm cơ sở lựa chọn vị trí quan trắc trong việc định hướng phát triển mạng lưới quan trắc của Thành phố. Từ khóa Quan trắc nước mặt tiêu chí vị trí quan trắc quản lý nguồn nước. 1. MỞ ĐẦU Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM có mạng lưới sông ngòi kênh rạch khá chằng chịt và rất đa dạng về quy mô cũng như chức năng sử dụng. Hệ thống này vừa là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt sản xuất và tưới tiêu nông nghiệp của Thành phố vừa là nguồn tiếp nhận nước thải từ các hoạt động kinh tế - xã hội trên lưu vực đổ ra. Tuy nhiên tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao thì chất lượng môi trường càng bị đe dọa đặc biệt là môi trường nước. Hiện trạng nước thải không được xử .