Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo về bản chất người

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trên cơ sở trình bày quan điểm của J. P. Sartre - nhà triết học hiện sinh vô thần Pháp - và quan điểm của Phật giáo về bản chất của con người, bài viết đưa ra so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai quan điểm này. Mặc dù J. P. Sartre và Phật giáo có rất nhiều điểm khác nhau, nhưng trong quan điểm về bản chất người lại có khá nhiều điểm tương đồng. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 2018 3 CHU VĂN TUẤN QUAN ĐIỂM CỦA J. P. SARTRE VÀ PHẬT GIÁO VỀ BẢN CHẤT NGƯỜI Tóm tắt Trên cơ sở trình bày quan điểm của J. P. Sartre - nhà triết học hiện sinh vô thần Pháp - và quan điểm của Phật giáo về bản chất của con người bài viết đưa ra so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai quan điểm này. Mặc dù J. P. Sartre và Phật giáo có rất nhiều điểm khác nhau nhưng trong quan điểm về bản chất người lại có khá nhiều điểm tương đồng. Tiêu biểu nhất là cả hai quan điểm này đều cho rằng không có bản chất con người được định hình sẵn cả hai quan điểm đều phủ nhận thuyết tiền định hay định mệnh về bản chất con người. Bản chất con người là do con người tự tạo ra con người được tự do lựa chọn bản chất cho chính mình. Có thể nói quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo về bản chất người có ý nghĩa quan trọng trong khẳng định tính chủ thể đề cao con người. Đây cũng chính là lý do mà J. P. Sartre gọi chủ nghĩa hiện sinh là một học thuyết nhân bản. Từ khóa Quan điểm J. P. Sartre Phật giáo bản chất người. 1. Quan điểm của J. P. Sartre về bản chất người J. P. Sartre 1905-1980 là nhà triết học nhà văn người từng đoạt giải thưởng Nobel về văn học nhưng từ chối không nhận. Ông là người tích cực chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mỹ đối với Việt Nam. Trong cuộc đời sáng tác của mình ông để lại nhiều tác phẩm văn học và triết học nổi tiếng như Buồn nôn 1938 Ruồi 1943 Quỷ dữ và chúa trời 1951 Tồn tại và hư vô 1943 Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản 1946 Phê phán lý tính biện chứng 1960 v.v. Viện Nghiên cứu Tôn giáo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày nhận bài 11 7 2018 Ngày biên tập 16 7 2018 Ngày duyệt đăng 23 7 2018. 4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2018 Là một trong những đại diện của triết học hiện sinh J. P. Sartre chịu ảnh hưởng ít nhiều từ những tư tưởng quan điểm của E. Husserl M. Heidegger nhất là những quan điểm của E. Husserl về tính ý hướng của ý thức. Khái niệm tồn tại một khái niệm trung tâm của triết học hiện .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.