Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu của nghiên cứu là xác lập cơ sở khoa học nghiên cứu, đánh giá nguy cơ lũ quét ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu tác hại do tai biến lũ quét gây nên. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ----------------------- NGUYỄN THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ LŨ QUÉT Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành Địa lý tự nhiên Mã số 9 44 02 17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HÀ NỘI - 2018 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học 1. PGS. TS Nguyễn Thị Kim Chương 2. PGS. TS Nguyễn Ngọc Thạch Phản biện 1 GS. TS Trƣơng Quang Hải Viện VN học và Khoa học phát triển - ĐHQG Hà Nội Phản biện 2 GS. TS Nguyễn Khanh Vân Viện Địa lý Phản biện 3 GS. TS Nguyễn Viết Thịnh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi .giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Thư viện Quốc Gia Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN Tỉnh Quảng Nam thuộc Duyên Hải Nam Trung Bộ với diện tích 10.438 4km trên 70 diện tích là đồi núi và là một tỉnh còn nghèo 3 62 huyện nghèo của cả nước có tới 9 huyện được xếp là huyện miền núi trong tổng số 18 huyện và thành phố. Địa hình Quảng Nam có cấu trúc phức tạp đồi núi chiếm ưu thế với mức độ chia cắt sâu và độ dốc lớn mạng lưới sông suối dày đặc lòng sông hẹp nhiều thác ghềnh sông ngắn và dốc kết hợp với đặc điểm địa chất phức tạp. Sự tương tác giữa hoàn lưu gió mùa hoàn lưu tín phong và đặc điểm hệ thống sơn văn đã tạo cho Quảng Nam một lượng mưa dồi dào trung bình 2000 - 2500mm năm mưa tập trung theo mùa chiếm 80 vào mùa mưa . Nguy cơ lũ quét tập trung ở khu vực miền núi phía tây Quảng Nam Bắc Trà My Nam Trà My Tây Giang Nam Giang Đông Giang Phước Sơn Hiệp Đức Tiên Phước nơi tập trung hầu hết cộng đồng các dân tộc thiểu số với kinh tế chậm phát triển giao thông đi lại khó khăn đời sống xã hội còn ở mức thấp so với khu vực đồng bằng. Sự gia tăng tai biến lũ quét tại tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây còn do tác nhân con người trong các hoạt động kinh tế - xã hội sử dụng tự nhiên vận .