Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Do vậy, việc đề xuất các giải pháp cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. 2012 Vol. 57 No. 2 pp. 146-152 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TỈNH SÓC TRĂNG Trịnh Văn Thơm Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng E-mail trinhvanthom83@gmail.com Tóm tắt. Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên sự phát triển của ngành hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Do vậy việc đề xuất các giải pháp cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Từ khóa Nuôi trồng thủy giải pháp phát triển bền vững nguồn nhân lực chính sách thị trường tiêu thụ. 1. Mở đầu Ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng ở Sóc Trăng ngày càng giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản từ 21 7 năm 2000 lên 45 2 năm 2010. Việc phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn xóa đói giảm nghèo tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế do vậy việc đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng là rất quan trọng và cần thiết. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Điều kiện và hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản ở Sóc Trăng 2.1.1. Các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội - Sóc Trăng có diện tích tự nhiên 331 2 nghìn ha năm 2010 trong đó có trên 100 nghìn ha có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản địa hình bằng phẳng với độ cao trung bình từ 0 5 đến 1m so với mực nước biển thuận lợi cho việc dẫn nước vào đồng ruộng ao hồ để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tỉnh còn có trên 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn là Định An Trần Đề và Mỹ Thanh hình thành nên lưu vực rộng lớn thuận lợi trong nuôi trồng thủy sản. Bờ biển của tỉnh được phù sa bồi lắng hàng năm với hơn 50.000 ha đất bãi bồi khoảng 5.000 ha rừng ngập mặn ven biển cùng với hệ thống kênh rạch trong nội địa đã tạo cho Sóc Trăng có nguồn thủy sản khá